Microsoft đã thất bại trong mưu toan đưa định dạng OOXML thông qua qui trình nhanh thẳng tới tình trạng của một tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO.
Việc đệ trình nay phải được xem xét lại để tính tới các bình luận phản đối được đưa ra trong qui trình biểu quyết vừa rồi.
Microsoft hy vọng rằng một cuộc biểu quyết lần thứ 2 vào đầu năm sau sẽ chấp thuận, hãng nói vào hôm thứ ba. Đó là không chắc chắn chút nào, tuy nhiên, đưa ra những chống đối từ một vài cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.
Một đệ trình phải đi qua 2 rào cản biểu quyết để được chấp thuận như một tiêu chuẩn ISO: nó phải thắng được sử ủng hộ của 2/3 số phiếu bầu của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tham gia trong việc liên quan tới đệ trình này, và là những thành viên P, và thắng ¾ đối với việc bỏ phiếu của tất cả các thành viên.
OOXML đã thất bại trong cả 2 cách, ISO đã công bố, khi ngày làm việc kết thúc tại văn phòng của tổ chức này tại Geneva.
Sự đệ trình đã giành được ủng hộ của 74% các thành viên bỏ phiếu – thiếu so với số yêu cầu. Những chỉ 53% các thành viên P ủng hộ đệ trình này, trong khi theo yêu cầu là 67%. Nhiều cơ quan tiêu chuẩn quốc gia biểu quyết chống lại đệ trình OOXML này kèm theo các lá phiếu của họ là các bình luận về những gì phải được thay đổi trước khi họ sẽ biểu quyết tán thành. Uỷ ban JTC1 của ISO nay phải làm cho thuận các phản đối này bằng văn bản, và tìm một thoả hiệp mà nó sẽ thắng đủ số phiếu để đi qua.
Đó sẽ là khó khăn, khi và cơ quan tiêu chuẩn của Pháp, AFNOR, muốn xé đệ trình này thành 2 phần: một phần “lõi”, mà nó muốn nhìn thấy hội tụ được qua một giai đoạn 3 năm với Định dạng Tài liệu Mở – ODF cạnh tranh và đã là một tiêu chuẩn ISO, và một phần “mở rộng” làm việc với tính tương thích với các tài liệu đã có trước trong các định dạng sở hữu độc quyền.
Pháp không đơn độc trong việc gợi ý sửa đổi tiêu chuẩn này: Brazil đã đưa ra hơn 60 phản đối, bao gồm cả các vấn đề hỗ trợ cho các ngôn ngữ khác nhau và định dạng ngày tháng, trong khi cơ quan tiêu chuẩn tại Ấn Độ đã quan tâm tới việc OOXML là tương thích với tiêu chuẩn ODF.
Microsoft có thể sẽ thua về doanh số từ thị trường sinh lợi của chính phủ nếu OOXML cũng bị khước từ vào năm sau. Một vài chính phủ, lo lắng về nhu cầu truy cập tới việc lưu trữ điện tử trong các định dạng sở hữu độc quyền giữ chúng như những con tin đối với nhà cung cấp phần mềm của họ, đã bắt buộc sử dụng các định dạng tài liệu tuân thủ với các tiêu chuẩn mở quốc tế.
Các chính phủ khác đang xem xét sự chuyển dịch tương tự, mà có thể đặt Microsoft vào một bất lợi kép đối với các sản phẩm nguồn mở như OpenOffice.org mà nó không chỉ lưu trữ một cách nguyên thuỷ các tệp sử dụng Định dạng Tài liệu Mở – ODF, mà còn là tự do.
Frederic Couchet, người phát ngôn của APRIL, Hội Khuyến khích và Nghiên cứu Máy tính Tự do của Pháp, đã ủng hộ gợi ý của AFNOR về việc kết hợp các phần của OOXML vào ODF.
“Định dạng OOXML có những thiếu sót đáng kể về thiết kế”, và nó sẽ là khó khăn để sửa chúng “hay là bằng cách bắt đầu lại từ đầu, hoặc bằng cách làm giàu thêm cho tiêu chuẩn đã đang tồn tại, Định dạng Tài liệu Mở – ODF”, ông đã nói hôm thứ ba.
Cơ quan CompTIA của giới công nghiệp thì nói nó đã thất vọng về kết quả, nhưng nói bày tỏ tin tưởng vào Microsoft rằng đệ trình này sẽ tìm đủ những người ủng hộ trong vòng bỏ phiếu thứ 2. Microsoft là một trong các thành viên của CompTIA, nhưng các đối thủ Sun Microsystems Inc và IBM thì không.
Liên minh ODF nói trong khi Microsoft tìm mọi cách để có mác ISO cho định dạng của mình, thì “kết quả cuộc bỏ phiếu chỉ ra rằng nó sẽ có con đường dài để đi trước khi nó có được nó và có thể được xem như một định dạng tài liệu thực sự mở và tương hợp được”.
OOXML đã bắt đầu như một định dạng tài liệu ngầm định được sử dụng trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office 2007. Hãng đã đệ trình đặc tả kỹ thuật tới ECMA quốc tế, một tổ chức của những nhà sản xuất máy tính, mà nó đã sửa đổi đặc tả kỹ thuật này một cách sơ sài và đã xuất bản nó như một tiêu chuẩn ECMA 376 trước khi đệ trình lên ISO để được chấp thuận theo qui trình nhanh như một tiêu chuẩn quốc tế.
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa