Chủ nhật, 19/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 28/08/2007
Hãy chọn cho mình lựa chọn khôn ngoan nhất!

Giả thiết rằng bạn chưa hề sử dụng bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office 2007 (MSO 2007), liệu bạn có nghĩ rằng phải chấp thuận OOXML vì bạn đã sử dụng từ xưa tới nay bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office (MSO) các phiên bản khác nhau?

Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể nói Không với OOXML mà không hề sợ hãi với những gì bạn đã và đang sử dụng. Dưới đây là những lập luận cho việc này:

Định dạng tài liệu OOXML hiện nay chỉ có trong bộ phần mềm văn phòng MSO 2007. Vì vậy nếu bạn không chuyển đổi lên MSO 2007 thì bạn không có bất kỳ mối lo ngại nào về OOXML. Nói một cách khác, các bộ phần mềm văn phòng MSO trước MSO 2007 đều không có hỗ trợ cho OOXML và lẽ đương nhiên cũng không có hỗ trợ cho định dạng tài liệu mở ODF mặc dù ODF là một định dạng tài liệu văn phòng duy nhất hiện nay được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO công nhận, tiêu chuẩn ISO/IEC 26300.

Vậy còn trong tương lai thì sao? Bạn có thể có vài lựa chọn sau:

1) Tiếp tục sử dụng các bộ phần mềm văn phòng MSO như bạn vẫn đang sử dụng và sử dụng các bộ chuyển đổi các tài liệu từ MSO sang các tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn ODF ISO/IEC 26300 (tải bộ chuyển đổi này)  hoặc chờ cho tới khi OOXML được công nhận chính thức là một tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC để có thể yên tâm chuyển đổi sang cho phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC về OOXML. Còn hiện tại, ngay cả bộ chuyển đổi cho các bộ MSO khác với MSO 2007 đều không có sự tương thích ngược với OOXML một cách toàn phần 100%  Hơn nữa, bạn cần lưu ý là từ nay tới lúc Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế chính thức công nhận OOXML là một tiêu chuẩn ISO/IEC thì nội dung đặc tả kỹ thuật của OOXML hiện đang được đệ trình lên ISO sẽ còn có thể được thay đổi rất nhiều (theo lời hứa của chính Microsoft và của ECMA). Tôi tin rằng các bạn cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các bộ chuyển đổi phông chữ từ 2 tiêu chuẩn TCVN 9712:1993 (mà ta thường “diễn nôm” là bộ phông chữ ABC) và tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 có hỗ trợ Unicode, và từ kinh nghiệm này, các bạn cũng sẽ đoán được sẽ cần bao nhiêu sức người, sức của, tiền bạc và thời gian để chuyển đổi.

2) Chuyển sang sử dụng các bộ phần mềm văn phòng khác có hỗ trợ tiêu chuẩn ODF ISO/IEC 26300 như OpenOffice.org (OOo) chẳng hạn. Bộ phần mềm văn phòng OOo này còn là miễn phí về bản quyền phần mềm và được hỗ trợ kỹ thuật bởi hãng Sun Microsystem của Mỹ và cộng đồng nguồn mở trên khắp thế giới. Nếu sử dụng OOo (ví dụ như phiên bản 2.2), bạn có thể chuyển đổi toàn bộ các tệp tài liệu .doc, .xls và .ppt sang các định dạng tương tự có trong OOo là .odt, .ods và .odp một cách tự động theo lô (xem bài: “Sử dụng OpenOffice.org để chia sẻ tệp với người dùng MS Office”. Hơn nữa, việc sử dụng OOo có thể tạo được, mở được và lưu được thành các tệp tài liệu theo các định dạng .doc, .xls và .ppt mà bạn thường sử dụng hàng ngày với các phiên bản của Microsoft Office 2003 trở về trước nữa đấy. Thậm chí nếu bạn muốn, thì bạn có thể sử dụng OOo chỉ để không phải trả tiền bản quyền phần mềm, còn cứ khi nào lưu tệp thì nó lại lưu thành các tệp .doc, .xls và .ppt như bạn vẫn thường làm hàng ngày trước đó với Microsoft Office Word, Excel hay PowerPoint. Nếu không thích thì bạn có thể sử dụng OOo để lưu trong nháy mắt sang định dạng tệp PDF để sau đó các tệp này được mở trong phần mềm Acrobat Reader hoặc Acroread.

3) Chuẩn bị nhiều tiền để mua bản quyền của bộ phần mềm MSO 2007 vì chỉ có MSO 2007 mới hỗ trợ toàn phần cho OOXML. Và không chỉ có vậy, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn thêm nhiều tiền nữa để có thể mua các phiên bản nâng cấp và/hoặc các phiên bản MSO tiếp sau MSO 2007 trong tương lai mà chưa hề biết nó sẽ được định giá là bao nhiêu và như thế nào.

4) Chọn cả 2 tiêu chuẩn ODF và OOXML (tất nhiên là phải chờ cho tới khi OOXML được ISO chính thức công nhận, chứ không phải tự dưng công nhận nó theo kiểu “Cầm đèn chạy trước ô tô”) và chuẩn bị sẵn sức người, sức của, tiền bạc và thời gian để chuyển đổi “không ngưng nghỉ”, có thể là rất nhiều năm hoặc bất tận vì lần này nó không chỉ là bộ mã với phông chữ, mà là định dạng tài liệu. Google đã cảnh báo rằng đó sẽ là một “thảm hoạ hiển hiện lâu dài về lưu trữ tài liệu” (xem bài: “Quan điểm của Google về ODF-OOXML, http://blog.360.yahoo.com/blog-LU.CUQA9b6gRyol5jVT.?p=384”).

Thế giới đã chỉ ra rằng định dạng OOXML hầu như không có ai đang sử dụng hiện nay. Điều này tự bản thân mỗi người đều có thể kiểm chứng được (xem bài: “Liệu thế giới có chắc chắn quan tâm tới OOXML” (xem: http://blog.360.yahoo.com/blog-LU.CUQA9b6gRyol5jVT.?p=293) hoặc bài: “ODF và MSOOXML trên web” (xem: http://blog.360.yahoo.com/blog-LU.CUQA9b6gRyol5jVT.?p=359).

Vấn đề là bạn đừng bị nhầm lẫn giữa các tệp .doc với .docx, .xls với .xlsx và .ppt với .pptx. Những tệp mà bạn đang sử dụng là .doc, .xls và .ppt đều là các tệp không tuân theo định dạng của OOXML, chỉ có các tệp có trong bộ phần mềm MSO 2007 là .docx, .xlsx và .pptx mới là các tệp của định dạng OOXML, mà tôi đoán rằng tại thời điểm này, có tới 99% số người sử dụng ở Việt Nam đang sử dụng các tệp tài liệu không tuân theo định dạng của OOXML.

Nếu như trước đây bạn có thể cứ “bình chân như vại” chờ cho cái gì tới thì tới, thì bây giờ bạn khó có thể hành động được như vậy nữa rồi. Bạn sẽ phải chọn cho mình con đường đi ở ngã ba đuờng này. Hãy chọn cho mình lựa chọn khôn ngoan nhất!

Trần Lê

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0