Chủ nhật, 29/12/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 23/08/2007
Đưa mạng Internet đến với mọi người

Truy nhập Internet được xem là một quyền của con người trong thế giới phát triển. Nhưng nó lại không tồn tại ở rất nhiều quốc gia đang phát triển, vì thế, khi hiện diện, nó được xem như là một sự ban tặng.

Tại phần lớn các quốc gia nơi mạng Internet là phổ biến, mô hình sử dụng tuân theo tiêu chuẩn: email, chơi game, du lịch, đánh bạc, tranh ảnh khiêu dâm và xem Youtube.

Tại Madhya Pradesh, Ấn Độ, một người phụ nữ thất học đi đến chỗ một soochak (nhà quản lý) của một ki ốt Internet. Bà ta than phiền về một cái giếng nước không hoạt động và soochak sử dụng máy tính để điền những lời than phiền của bà ta vào một biểu mẫu điện tử, sau đó gửi lên một trung tâm địa phương nơi được đăng ký với chính quyền địa phương.

Ở Lima, Peru, một người phụ nữ cần liên lạc với cậu con trai của mình đã di cư đến thành phố New York (Mỹ) để xin tiền thanh toán cho bác sĩ. Bà ta đến cabina pública, một trung tâm máy tính nhỏ, nơi mà dịch vụ VoIP cho phép bà thực hiện một cuộc gọi ngắn với con trai với chi phí 1 sol hoặc thậm chí là ít hơn (khoảng 30 cent Mỹ).

Ở Hungary, một người thợ săn thỏ có thể đến một teleház địa phương để lướt web và đăng ký xin chính phủ trợ cấp hạt giống bắp. Ông ta có thể sử dụng số bắp này để cho thỏ ăn trong suốt mùa đông, nhờ đó chúng sẽ mập hơn để săn bắt vào mùa xuân.

Ba ví dụ nói trên chính là những ví dụ điển hình về việc những người sống tại các khu vực kém phát triển có được những lợi ích thực sự nhờ truy nhập Internet. Giá trị của mạng Internet với tư cách là một công cụ phát triển tự nhân nó lên theo một cách thức rất đáng kinh ngạc; mà điều quan trọng nhất là không có ai trong số những người dùng nói trên phải có kiến thức về máy tính để thu được lợi ích từ việc truy nhập Internet.

Trên thực tế, chỉ có khoảng 10% số người trên hành tinh này quen thuộc với mạng Internet và những điều mà mạng Internet có thể mang lại. Sự phân tách giữa những người có và những người không có khả năng truy nhập đến các công nghệ số thường được gọi là khoảng cách số (digital divide).

Nhưng thuật ngữ đó không bao phủ được hết mức độ phức tạp của vấn đề, bởi vì nó tập trung vào khía cạnh “có” và “không có” của công nghệ. Thay vào đó, điều thực sự có ý nghĩa là khả năng sử dụng và thu được lợi ích từ công nghệ, bất kể là công nghệ đó có thuộc về sở hữu cá nhân hay không.

Mặc dù có rất nhiều người và tổ chức biết rằng việc chỉ đơn thuần trang bị máy tính cho mọi người sẽ không thu hẹp được khoảng cách số, và việc cần làm là gì thì vẫn còn chưa rõ ràng. Những điều kiện ở Tokyo (Nhật Bản) sẽ không phù hợp với những điều kiện ở Lima (Peru); những điều kiện ở thành phố New York (Mỹ) sẽ không phù hợp với những gì ở Madhya Pradesh (Ấn Độ). Và, như đã được bộc lộ, công nghệ nói riêng không phải là giải pháp.

Trên khắp thế giới đang phát triển, các cơ sở truy nhập Internet công cộng đang phát triển để bù đắp sự thiếu hụt và làm cho cuộc sống tốt hơn. Những cơ sở truy nhập Internet này rất khác biệt so với những quán cà phê Internet được xây dựng rất hiện đại ở các thành phố, nơi mà con người đã có kiến thức về mạng Internet truy nhập vào mạng để sử dụng email hoặc chơi game.

Các cơ sở truy nhập Internet công cộng đang giải quyết được ngày càng nhiều những vấn đề, trở thành một lực lượng quan trọng và ngày càng lớn mạnh ở thế giới đang phát triển có mức độ thâm nhập ICT thấp.

Một ki ốt thông tin, một cabina pública, một teleház đều rất khác nhau về diện mạo và hoạt động. Tuy nhiên, mỗi cơ sở đó đều rất có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với cộng đồng địa phương. Những chủ hộ gia đình hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân đang điều hành những cơ sở này dựa vào mạng xã hội địa phương và kiến thức về cách thức huy động nguồn lực tại chỗ để mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Họ sử dụng – và trong nhiều trường hợp là phối hợp – bất kỳ công nghệ nào mà họ có thể truy nhập để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng địa phương, những nhu cầu mà thường là rất khác biệt so với nhu cầu của những người sống tại các quốc gia đã phát triển.

Theo SGGP

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0