Thứ năm, 09/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/08/2007
Đào tạo Thương mại điện tử sẽ "nở rộ"

Hiện toàn quốc có 72% tổ chức có website riêng, 65% tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT hoặc TMĐT. Trong đó, 79% tổ chức có phòng, ban hoặc khoa riêng về CNTT, TMĐT và 81% tổ chức có phòng máy vi tính.

Vụ Thương mại điện tử (TMĐT) Bộ Công thương vừa cho biết như vậy sau một cuộc điều tra theo phương pháp lấy mẫu ở 300 tổ chức cung cấp các dịch vụ đào tạo trên toàn quốc.
 
"Những con số này cho thấy một xu hướng khá rõ tại các cơ sở đào tạo là định hướng về đào tạo CNTT và TMĐT trong những năm gần đây. Mặc dù việc tiến hành mở thêm các khóa mới, các ngànhhọc mới liên quan đến nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, nhưng các tổ chức vẫn mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực đào tạo mới mẻ này" - GS.TS. Nguyễn Hoàng Long, Trường đại học Thương mại phân tích.
 
Bên cạnh đó, các hình thức đào tạo cũng có bước chuyển biến rõ nét, đặc biệt nhu cầu về đào tạo theo đơn đặt hàng và đào tạo trực tuyến tăng mạnh. Chẳng hạn, các khóa đào tạo theo đơn đặt hàng chiếm 37% và đào tạo trực tuyến chiếm 9% trong tổng số các khóa đào tạo, theo kết quả điều tra. Còn lại các hình thức đào tạo chính quy dài hạn chiếm 16%, đào tạo tập trung ngắn hạn là 33% và các hình thức khác chiếm khoảng 5%.
 
Khác với đào tạo chính quy do các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp thực hiện, đào tạo TMĐT theo nhu cầu là lĩnh vực có sự tham gia sâu rộng của nhiều thành phần trong xã hội nhất, từ các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp cho đến các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp. Theo đó, đối tượng của loại hình đào tạo này cũng đa dạng hơn, bao gồm cả sinh viên các chuyên ngành khác muốn bổ sung thêm kiến thức về TMĐT, cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước có nhu cầu nâng cao hiểu biết về lĩnh vực đang phát triển hết sức nhanh chóng này. Tuy nhiên, đối tượng phục vụ thiết thực nhất của phương thức đào tạo này là khối doanh nghiệp - lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng TMĐT trong xã hội.
 
Song song với loại hình đào tạo không trực tuyến, hình thức đào tạo trực tuyến về TMĐT đang có xu hướng phát triển nhanh. GS.TS. Nguyễn Hoàng Long nhận định: "Mặc dù mới chiếm tỷ lệ 9% nhưng loại hình đào tạo này hứa hẹn nhiều tiềm năng cho tương lai, tuy rằng thời điểm hiện tại kênh đào tạo này đã hỗ trợ rất lớn cho hình thức đào tạo truyền thống nhưng vẫn chưa phát triển thành một kênh chính thức riêng biệt cho một khóa đào tạo về TMĐT trong nước. Thực tế, khóa đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã áp dụng rất thành công phương pháp đào tạo này".
 
Điều tra về hiện trạng TMĐT hàng năm của Vụ TMĐT cho thấy, đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT hầu như chưa có, chỉ một số rất ít là các cán bộ kinh doanh, hoặc cán bộ tin học được đào tạo ngắn hạn về TMĐT. Hơn nữa, do đặc thù của lĩnh vực TMĐT đòi hỏi người làm phải có cả ba khối kiến thức về thương mại, CNTT và ngoại ngữ nên đào tạo ngắn hạn không thể đem lại những kiến thức và kỹ năng đầy đủ, cần thiết để tổ chức hoạt động thương mại hiệu quả nhất tại các DN.
 
GS.TS. Nguyễn Hoàng Long khẳng định, điểm đáng ghi nhận đầu tiên trong mô hình đào tạo chính quy là khóa đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (hợp tác với Trường ĐH North Central - NCU, Hoa Kỳ). Chương trình này được xây dựng dựa trên quan điểm đào tạo CNTT bảo đảm cho TMĐT với sáu môn học chuyên ngành do các giảng viên Hoa Kỳ giảng dạy và đánh giá theo chương trình của NCU.
 
Trong đào tạo sau ĐH và ĐH, sự phát triển nhanh về số lượng sinh viên đại học, luận văn cao học, luận án tiến sĩ, định vị hình ảnh và vị thế của chuyên ngành quản trị TMĐT trong ngành quản trị kinh doanh ở các trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương... và đào tạo CNTT TMĐT ở các trường có chuyên ngành CNTT... cũng sẽ là một xu thế phát triển trong giai đoạn này.
 
Hầu hết các chương trình đào tạo này được xác định trên cơ sở quan điểm quản trị kinh doanh TMĐT. Một thí dụ minh chứng cho xu hướng phát triển này được thể hiện thông qua kế hoạch phát triển của khoa TMĐT - Trường ĐH Thương mại giai đoạn đến 2010. Từ năm 2010, mỗi khóa chính quy hệ đại học của khoa TMĐT sẽ đào tạo từ 250 - 350 học viên. Đội ngũ giáo viên và chuyên viên chuyên ngành sẽ vào khoảng 25 - 27 người (gồm 1 giáo sư, 2 phó giáo sư, 5 tiến sĩ, 5 thạc sĩ...). 

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0