Thứ năm, 18/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/08/2007
Để có nhiều công dân điện tử hơn?

"Người dân có thể ra bưu điện xã để GLTT, có thể đặt câu hỏi cho các nhà lãnh đạo trả lời. Và để lần sau họ hào hứng làm công dân điện tử thì người trả lời phải thẳng thắn, giải đáp thoả đáng phần nào những thắc mắc” – TS Nguyễn Sĩ Dũng bình luận về sự kiện Chính phủ điện tử VN được thăng hạng 36 bậc (Nghiên cứu hàng năm của Đại học Brown, Mỹ công bố ngày 13/8)

Trang tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam


Danh dự quốc gia

Chúng ta đang sống trong thế giới hội nhập, mình đứng sau người ta không chỉ là chuyện thứ hạng, mà đó còn là danh dự của công dân mỗi nước. Trong vòng hơn 1 năm, thứ hạng của chính phủ điện tử nước ta tăng 36 bậc, rõ ràng đây là sự phát triển vượt trội, không phải quốc gia nào cũng làm được. Nó cũng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của chính phủ điện tử nước ta. Là một công dân, tôi rất vui mừng và tự hào khi nghe tin này.

Chính phủ điện tử được xây dựng dựa trên mức độ sẵn sàng điện tử. Mức độ sẵn sàng điện tử lại phụ thuộc vào công nghệ thông tin, truyền thông và khả năng tiếp cận của người dân. Rõ ràng, những điều này không phải là ưu thế của dân tộc ta.

Cách đây khoảng năm bảy năm, Việt Nam chỉ có trên 100 nghìn người tiếp cận Internet. Bây giờ, con số đó đã tăng đến hơn 10 triệu người. Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của người dân tăng nhanh chóng.

Lãnh đạo trả lời trực tuyến: Cuộc vi hành không tốn kém

Thủ tướng CP có trang tin điện tử chính thức, duy nhất

Chính phủ điện tử với ba chức năng: cung cấp thông tin cho nhân dân, cung cấp dịch vụ cho nhân dân và tương tác với nhân dân để phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.

Chính phủ điện tử cung cấp thông tin, chính sách, chia sẻ kiến thức, quy định với nhân dân, giúp nhân dân tiếp cận với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước dễ dàng hơn. Hàng triệu người trong xã hội đang cần điều khiển được hành vi của mình, thì việc cung cấp thông tin rất quan trọng để hướng dẫn hành vi của mỗi người được đúng đắn.

Cung cấp thông tin theo kiểu tương tác với người dân là tốt nhất. Hiện nay, nhân dân rất hoan nghênh việc  thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng, bộ trưởng… giao lưu trực tuyến với nhân dân. Người dân tham gia bày tỏ ý kiến, quan điểm về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là thực hiện nền dân chủ tham gia. Ngồi ở Hà Nội, nhưng thủ tướng có thể biết được thực chất bà con sống cách xa hàng trăm cây số hiện giờ ra sao.
Đó là cuộc vi hành thực sự mà không tốn kém.

Để người dân hào hứng làm công dân điện tử?

Chính phủ điện tử là đòi hỏi phải có những công dân điện tử.
Đây là vấn đề khó khăn đối với bà con các vùng nông thôn. Chúng ta hiện nay có khoảng 10 triệu công dân điện tử, mới chỉ chiếm gần 1/8 số dân cả nước, nhưng như vậy còn hơn không có người nào biết. Hơn nữa, tỷ lệ này có xu hướng tăng nhanh trong tương lai.

Thực tế cho thấy, chưa có một quốc gia nào trên thế giới có 100% công dân điện tử dù chính phủ điện tử và công nghệ thông tin của họ cách xa mình hàng chục năm.

Một trong những giải pháp cho vấn đề này là chúng ta cần sáng tạo trong việc tạo điều kiện để người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận với chính phủ điện tử. Không nhất thiết phải có điện thoại, phải có internet ở nhà, người dân mới có thể trở thành công dân điện tử.

Người dân có thể ra các điểm bưu điện văn hoá xã để giao lưu trực tuyến. Họ có thể đặt câu hỏi cho các nhà lãnh đạo trả lời. Và để lôi kéo người dân tham gia thì người trả lời phải thẳng thắn, giải đáp thoả đáng phần nào những thắc mắc của nhân dân. Có như vậy, lần sau họ mới hào hứng làm công dân điện tử.

Động lực

Trên cương vị là người phụ trách mảng công nghệ thông tin của Quốc hội, tôi cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc đưa hoạt động của chính phủ điện tử nước ta là động lực. Xét về khía cạnh của người dân (bên cầu) thì chính phủ điện tử cần phải tạo điều kiện cho người dân thuận tiện, nhanh chóng nhất.

Ví dụ như việc xác nhận về văn bản, giấy tờ có thể được thực hiện qua mạng.  Đến gặp cơ quan chức năng chỉ cần đóng dấu là xong. Không phải như chuyện bán vé tàu hoả qua mạng ở thành phố nọ: Người dân phải xếp hàng trên mạng, lấy được cái tích- kê, sau đó đem tích- kê ra ga lấy vé. Như vậy qúa phiền phức, họ ra ngay ga mua vé còn thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Về khía cạnh của cán bộ (bên cung), thì khi họ giải quyết yêu cầu của dân hiệu quả, nhanh chóng, họ cần có phần thưởng xứng đáng.
Đó chính là động lực để thúc đẩy chính phủ điện tử ở nước ta hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân hơn.

Tôi tin tưởng rằng, với những hoạt động của chính phủ điện tử đang được nâng cao chất lượng như hiện nay, chính phủ điện tử nước ta sẽ thăng hạng nhanh hơn nữa. Nhân dân sẽ được hưởng lợi ích nhiều hơn nữa.

TS. Nguyễn Sỹ Dũng

Theo Tuanvietnam.net

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0