Việc tiết kiệm giá thành đáng kể này là kết quả của việc sử dụng mã nguồn mở, Schuster nói trong cuộc phỏng vấn với Heise.de, một website thông tin về công nghệ thông tin của Đức.
Văn phòng Ngoại giao đã bắt đầu sử dụng GNU/Linux và các ứng dụng nguồn mở khác từ năm 2002. Bộ cần xây dựng các kết nối intranet có độ an ninh an toàn cao với 230 văn phòng ở nước ngoài. “Đó là một dự án 100 triệu euro, đối với nó chúng tôi chỉ có 17 triệu”.
Bộ đang sử dụng các máy chủ được xây dựng trên GNU/Linux được tuỳ biến mà các máy chủ này mã hoá tất cả các dữ liệu được truyền giữa các văn phòng của nó, sử dụng các phương pháp mã hoá mạnh và được xác thực. Khoảng ba trăm tới bốn trăm máy tính xách tay được cài đặt hệ điều hành GNU/Linux Debian đưa ra cùng mức độ cao như vậy về mã hoá, kết hợp với một thẻ thông minh được gắn trong một đầu USB và đưa ra kết nối mạng tiêu chuẩn an ninh cũng như mạng không giây an ninh và các kết nối mạng di động.
Máy ảo
Trên các máy tính xách tay này, các nhà ngoại giao sử dụng OpenOffice, một bộ ứng dụng văn phòng nguồn mở. Nó cũng có một bản sao sẵn sàng của hệ điều hành độc quyền sở hữu Windows đi với một vài ứng dụng. Nó được cài đặt trên một máy ảo mà nó chỉ có thể sử dụng được mà không có kết nối mạng. Lựa chọn này là cần thiết trong trường hợp OpenOffice hiển thị không đúng các tài liệu chính thức có đánh số hàng trăm trang, điều có thể gây ra những rắc rối cho các nhà ngoại giao.
Theo thông tin của site này, một vài bộ khác của Đức cũng chuyển sang các ứng dụng mã nguồn mở. Bộ các Vấn đề về Kinh tế đã chọn Firefox, một trình duyệt web mã nguồn mở và phòng liên bang có liên quan tới an ninh công nghệ thông tin đang sử dụng OpenOffice trên tất cả các máy tính để bàn của họ.
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa