Thứ tư, 17/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 17/08/2007
Biến gánh nặng thành cơ hội

Có thể liên kết các điểm truy cập Internet công cộng thành mạng lưới kinh doanh đa dịch vụ, mang lại những giá trị lớn cho nông thôn.

Những gánh nặng

     

Trong mô hình này, Internet sẽ là công cụ hình thành mạng lưới, cùng với một ứng dụng quản lý các điểm bán hàng (point of sale) không quá phức tạp.

Theo kết quả điều tra gần đây, thu nhập bình quân tại các điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) chưa tới 2,5 triệu đồng Việt Nam, không đủ tự trang trải và tái đầu tư. Các loại hình điểm truy nhập Internet công cộng khác cũng phải đầu tư và bù lỗ. Đây cũng là vấn đề phổ biến tại các trung tâm thông tin nông thôn kết nối mạng cấp xã (Telecentres) tại nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay, xu hướng thế giới là phối hợp khu vực công và tư để cung cấp dịch vụ (DV) chính phủ điện tử (CPĐT). Các DV hành chính công và cung cấp thông tin cho người dân được phối hợp với các ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT). Tương tự, các điểm truy nhập Internet công cộng trở thành mô hình kinh doanh đa DV, không hạn chế ở DV truyền thống của ngành bưu điện. Mở rộng DV sẽ có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn và thiết thực. Phát triển Internet ở nông thôn không nên chỉ nhìn vào những yếu tố trước mắt liên quan tới nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, mà cần tác động mạnh vào quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế.

“Chụm lại” nhờ Internet

Dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở nông thôn cần bắt đầu với việc hình thành các DV mở rộng phục vụ nhu cầu thiết yếu như bán nông sản, mua phân, giống, nhu yếu phẩm và cung cấp các kỹ thuật cần thiết. Chính các DN DV mở rộng này sẽ điều tiết sản xuất nông phẩm hiệu quả thông qua quan hệ lâu dài với nông dân. Kinh doanh ở điểm BĐVHX riêng rẽ rất khó lãi và không thu hút người dân. Tuy nhiên, nếu các điểm này liên kết thành mạng lưới, nhờ trang bị Internet, chúng sẽ là tài sản có giá trị rất lớn.

Mạng lưới này có thể là kênh phân phối, đại lý bán nhu yếu phẩm, bảo hiểm, phân bón, vật liệu xây dựng, đại lý thanh toán các DV công cộng như điện nước, điện thoại, học phí, y tế... Nhờ kết nối Internet, việc điều phối kho vận sẽ trở nên hợp lý. Nếu như hệ thống bưu điện không đủ sức làm việc này, có thể liên kết với DN bao thầu việc vận hành một số điểm truy cập Internet công cộng hoặc BĐVHX liên kết với nhau. Quy mô khoảng 20-50 điểm có thể đủ hấp dẫn đối với các nhà cung cấp và tạo ra doanh thu.

Mạng lưới này còn có thể triển khai DV cung cấp thông tin. Trong thời gian đầu đưa Internet về nông thôn, không thể để người dân tự “bơi” trong biển thông tin. Cần có DN “sơ chế” tri thức và cung cấp cho người dân. Chẳng hạn, DN có thể sử dụng sử dụng DV TMĐT để hình thành quy trình sản xuất và tiêu thụ nông phẩm mới; đào tạo, cung ứng điều kiện và ký hợp đồng sản xuất với nông dân; có thể “đưa” người nông dân đến “cửa hàng bách hóa” trên mạng, hướng dẫn họ mua sắm, sau đó đưa hàng đến tận nhà nông dân nhờ hệ thống kho vận được quản lý và điều phối qua mạng lưới.

Trong khi khả năng thanh toán qua ngân hàng của người nông dân còn hạn chế, việc thanh toán qua các DV mở rộng sẽ làm TMĐT trở nên khả thi hơn ở nông thôn.

Các mô hình kinh doanh dựa trên mạng lưới như thế nên được nhà nước đầu tư nghiên cứu, xây dựng và đào tạo cho nông dân để họ có thể lập hoặc làm việc cho các DN DV mở rộng. Các điểm trong mạng lưới có thể sử dụng cùng một thương hiệu, một cách thiết kế, màu sắc, bài trí, thiết bị... để phát triển lâu dài.

Thị trường lớn tiềm tàng

Thành công gần đây của các DN trong lĩnh vực CNTT cho thấy, trong nền kinh tế hiện tại, việc thu hồi vốn kinh doanh không nhất thiết phải trực tiếp từ các sản phẩm hay DV ứng dụng CNTT, mà có thể thông qua việc phối hợp với các DV hoàn toàn khác.

Ở nông thôn, phối hợp một cách sáng tạo các ứng dụng CNTT và truyền thông với các nhu cầu thiết yếu của người dân sẽ tạo ra một thị trường tiềm tàng và to lớn. Mặt khác, CNTT sẽ đến với người dân một cách tự nhiên và dễ dàng hơn thông qua các nhu cầu này.

Khi mạng lưới điểm truy nhập công cộng đã có sức sống và phát triển, sẽ không chỉ có các DV kinh doanh được cung cấp tại đây. Nhà nước có thể ủy thác các DN triển khai các DV công cộng như thư viện điện tử, cung cấp thông tin... Các DV này có thể mang lại doanh thu thêm cho các DN mở rộng, cũng có thể chỉ tạo thêm cho các DN này sức lôi cuốn người sử dụng. Đó chính là mô hình kết hợp nhà nước và DN để cùng phát triển các DV công phục vụ người dân.

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0