Thứ năm, 18/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/08/2007
Thời gian quá ngắn

Ông Đặng Đức Mai, cục trưởng cục Tin Học Thống Kê và Tài Chính (bộ Tài Chính) e ngại không đủ thời gian thực hiện chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Thưa ông, chương trình ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước (hướng dẫn thực hiện nghị định 64 của Chính Phủ) do bộ BCVT soạn thảo có thể xem là thay thế cho đề án chính phủ điện tử (CPĐT)?

Ông Đặng Đức Mai

 

Tôi có cảm giác chưa rõ ràng giữa CPĐT và chương trình này. Một số người coi chương trình này là giai đoạn đầu của đề án (ĐA) CPĐT, tôi nghĩ cũng có lý, còn nếu xem đó là ĐA CPĐT thì tôi chưa đồng ý. Tuy nhiên, nếu xem đây là bước đi đầu tiên của CPĐT và sau khi thực hiện chương trình này xong mới tính tiếp đến việc xây dựng một ĐA khác để hướng tới CPĐT, thì có nghĩa là làm chậm việc xây dựng chiến lược lâu dài cho CPĐT của quốc gia.

Do đó, tôi cho rằng song song với chương trình thực hiện nghị định (NĐ) 64 cần có nhóm tư vấn xây dựng ĐA CPĐT. ĐA đó sẽ tạo ra một khung dài hạn, có thể đến 2015 hoặc 2020, và chương trình ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước (NN) hiện nay phải là một phần hữu cơ của ĐA đó.

Ông đánh giá thế nào về tính khả thi của chương trình nói trên, và liệu chương trình đó có tạo được một hệ thống thống nhất giữa 64 tỉnh thành và gần 30 bộ, ngành không, thưa ông.

Cơ bản tôi nhất trí với mục tiêu và các bước đi của chương trình, nhưng về tính khả thi, tôi chưa chắc chắn lắm ở 2 điểm:

Thứ nhất, thời gian của chương trình quá ngắn, chỉ từ 2007 đến 2010. Bây giờ mới xây dựng kế hoạch có lẽ phải đến hết 2008 mới có kế hoạch của tất cả các ngành, địa phương. Sau đó chỉ còn 2 năm 2009-2010 để thực hiện.

     

Cần có một đề án CPĐT, và chương trình thực hiện nghị định 64 phải là một phần trong đó mà chúng ta mang ra thực hiện trước.

Thứ hai, về tổ chức thực hiện, bộ BCVT nói là theo cơ chế thoả thuận, tức là các bộ ngành và địa phương gửi kế hoạch của mình lấy ý kiến của bộ BCVT, sau khi được chấp nhận thì các bộ, ngành, địa phương tự phê duyệt. Tôi thấy chưa rõ ràng thế nào là thỏa thuận và tại sao lại là thỏa thuận chứ không phải là thẩm định? Thực ra trong NĐ 64 cũng quy định bộ BCVT có chức năng thẩm định dự án về CNTT, nhưng cơ sở tối thiểu để thẩm định là quy trình và định mức tiêu chuẩn hiện nay chưa được ban hành. Có lẽ vì thế mà bộ BCVT chuyển từ thẩm định thành thỏa thuận? Nhưng thỏa thuận mang tính chất định tính nhiều hơn định lượng nên khó chính xác.

Hiện nay ban soạn thảo chương trình thực hiện NĐ 64 cũng ban hành những đề án, kế hoạch mẫu. Nếu các bộ, ngành, địa phương làm tốt theo các mẫu đó thì có thể bảo đảm sự thống nhất của các kế hoạch. Tuy nhiên, các bộ, ngành, địa phương đã có kế hoạch ứng dụng CNTT được phê duyệt và đã triển khai rồi thì làm thế nào để kế hoạch cũ phù hợp với kế hoạch mới là cả một vấn đề.

Ở bộ Tài Chính (TC), chúng tôi đã có kế hoạch cho giai đoạn 2004-2010 và đang thực hiện. Khi có NĐ 64, chúng tôi dừng lại, đánh giá giữa chừng giai đoạn đã thực hiện, sau đó cập nhật chương trình thực hiện NĐ 64 vào. Dự kiến cuối năm nay chúng tôi sẽ có kế hoạch đã cập nhật để triển khai. Một số bộ, ngành, địa phương chưa quen lắm với CNTT rất có thể sẽ lúng túng trong việc này.

Theo ông, bộ BCVT nên có vai trò như thế nào trong việc triển khai chương trình thực hiện NĐ 64?

Nói chung vai trò của một đơn vị quản lý nhà nước (QLNN) là xây dựng chính sách, thẩm định kế hoạch và giám sát triển khai. Không nên đặt gánh nặng hỗ trợ triển khai lên vai bộ BCVT. Các bộ, ngành, địa phương nên tự tổ chức lực lượng của mình để thực hiện, nếu không dễ dẫn đến chồng chéo. Bộ BCVT cũng không nên ôm đồm những việc như vậy. Đó là việc thuộc về các đơn vị sự nghiệp thì đúng hơn, không phải của cơ quan QLNN.

Nếu bộ BCVT chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai thì có thể không giám sát hết việc triển khai ở các bộ, ngành, địa phương, rồi các bộ ngành, địa phương cũng không tự chịu trách nhiệm thì cũng dở. Quan trọng là bộ BCVT phải tạo ra cái khung tốt để các địa phương tự làm theo và tự chịu trách nhiệm. Để bảo đảm sự bắt buộc đối với các đơn vị khác, bộ BCVT phải giám sát triển khai, cảnh báo các địa phương, báo cáo CP và CP phải có chỉ đạo trực tiếp đối với những địa phương không chấp hành. Tất cả những việc đó sẽ được làm tốt nếu có một đội ngũ tham mưu tốt. Nhưng trở lại vấn đề tôi đã nêu ở trên, là thời gian triển khai kế hoạch này quá ngắn.

 

Mục tiêu đến 2010 của chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước

 
 

Nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước
- Hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ Thủ Tướng CP đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW)
- 100% công chức sử dụng thư điện tử, ứng dụng CNTT phục vụ cho công việc
- 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP và các tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện trao đổi thông tin bằng văn bản trên môi trường mạng nhằm giảm văn bản giấy tờ
- Bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh: 50% văn bản nội bộ được lưu chuyển trên mạng
- Các thành phố trực thuộc TW: 70% văn bản nội bộ được lưu chuyển trên mạng

Phục vụ người dân và doanh nghiệp
- 70% cổng thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc CP, UBND các tỉnh cung cấp DV hành chính công mức độ 2 (Có 4 mức độ, tham khảo diễn đàn “Hướng tới CPĐT”, TGVT B số tháng 6/2007)
- Các tỉnh cung cấp tối thiểu 3 DV hành chính công mức độ 3
- Các thành phố trực thuộc TW: 100% cổng thông tin điện tử cung cấp DV hành chính công mức độ 2; 30% DN đăng ký, khai báo, thông quan qua mạng; Hà Nội, TP.HCM cung cấp tối thiểu 10 DV hành chính công mức độ 3 (thành phố khác: 5 DV)
(Theo báo cáo của vụ Khoa Học - Công Nghệ, bộ BCVT tại hội nghị giám đốc CNTT các bộ, ngành, ngày 20/7/2007)

 

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0