Thậm chí, chip này còn chứa thông tin người đó đã có bao nhiêu con nhằm thắt chặt chính sách một con đang gây tranh cãi ở Trung Quốc.
Ngoài ra, ít nhất 20.000 camera giám sát được điều khiển bằng phần mềm máy tính sẽ được lắp dọc theo các con phố, tự động nhận dạng những kẻ tình nghi hoặc phát giác các hành vi bất thường.
Hai bước trên được áp dụng nhằm đối phó với tình hình tội phạm gia tăng và kiểm soát hiệu quả hơn số dân di động (10 triệu người di cư từ nông thôn ra thành phố mỗi năm).
Các chuyên gia bảo mật mô tả kế hoạch của Trung Quốc là dự án "hoành tráng nhất thế giới" trong việc công nghệ hóa quá trình quản lý dân số. Tuy nhiên đây cũng là sự can thiệp mạnh mẽ nhất vào quyền công dân.
Ở Anh, cảnh sát cũng đã cài camera tại các cột điện, trong ga điện ngầm và đang phát triển phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Cảnh sát New York (Mỹ) tháng trước tuyên bố sẽ lắp đặt hơn 100 camera tại Manhattan vào cuối năm nay.
"Dự án ở Anh còn đang gây tranh cãi, trong khi kế hoạch của Trung Quốc lại quy mô và có nguy cơ xâm phạm đến quyền công dân hơn nhiều", Dinah PoKempner thuộc tổ chức bảo vệ quyền con người Human Rights Watch ở New York nhận xét.
Trong khi đó, Robin Huang, Giám đốc điều hành hãng China Public Security - công ty cung cấp trang thiết bị cho dự án công nghệ hóa ở Trung Quốc, khẳng định các tập đoàn lớn như IBM, Cisco, HP, Dell đang rất tích cực hỗ trợ xây dựng hệ thống cùng họ.
Theo Vnexpress