Thứ ba, 30/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 10/08/2007
Ứng dụng nội địa hóa các phần mềm thi công tàu biển Công nghệ Việt Nam ra biển lớn

Tàu TAY DO STAR, tải trọng 6.400 tấn,  đang trong quá trình hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho bước thử tải đường dài cuối cùng trước khi bàn giao cho Công ty Vận tải sông biển Cần Thơ (thuộc Vinashin) khai thác. Toàn bộ các công đoạn từ thiết kế, thi công, lắp ráp đều do các kỹ sư, công nhân của Trung tâm Tư vấn Thiết kế Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn thực hiện. Con tàu “Made in Việt Nam” này sẽ xuất xưởng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất theo tiêu chuẩn quốc tế về đăng kiểm tàu thủy.

Đề tài đi vào thực tế

Tàu Tay Do Star được thi công với ứng dụng công nghiệp đóng tàu Việt Nam.

Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa nghiệm thu đề tài “Nội địa hóa thiết kế thi công vỏ tàu biển có trọng tải lớn theo hướng số hóa”. Đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc về khả năng chuyển giao công nghệ và tính ứng dụng hiệu quả.

Theo ông Lê Hồng Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Thiết kế Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, việc đánh giá thành công của đề tài chính là thông qua ứng dụng. Tàu TAY DO STAR được hạ thủy bằng công nghệ đóng tàu của Việt Nam nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu quốc tế rất khắt khe của các cơ quan đăng kiểm VR Việt Nam và NK Nhật Bản - “Điều này giúp cho các công ty tàu thủy giảm được chi phí mua các quy trình sản xuất của nước ngoài rất tốn kém, mà nó còn góp phần khẳng định một vị thế mới, một công nghệ đóng tàu của Việt Nam”.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, người đã cùng hơn 200 kỹ sư, công nhân công ty lăn lộn 10 tháng với con tàu TAY DO STAR cho biết, những ứng dụng vi tính, kỹ thuật số trong công nghệ thiết kế vỏ tàu mới đã giúp tăng năng suất, hiệu quả lao động đồng thời vẫn đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật đã đặt ra. “Tuy chưa có báo cáo tài chính cuối cùng, nhưng qua kinh nghiệm lâu năm trải qua nhiều công nghệ đóng tàu, chúng tôi có thể khẳng định công nghệ đóng tàu mới này tiết kiệm được nhiều về vật tư và thời gian thi công. Qua đó, giúp cho năng suất lao động và thu nhập của công nhân được nâng lên”, ông Nguyễn Văn Thắng hồ hởi nói.

Phân tích kỹ hơn dưới góc độ kỹ thuật, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Phó phòng Máy – Thiết bị Trung tâm Tư vấn Thiết kế Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, tiết lộ nhóm nghiên cứu đề tài đã phát triển, mở rộng phần mềm thiết kế chuyển trực tiếp gia công trên máy cắt CNC.

Phần mềm mới này sẽ tự phân chia, tính toán để làm sao cắt các miếng tôn vỏ tàu một cách hiệu quả nhất. Biện pháp này so với phương pháp thủ công, là các kỹ sư phải phân chia, tính toán chủ yếu theo kinh nghiệm trên giấy tờ, tiết kiệm tối đa lượng dư do gia công và sai lầm. Ước tính sơ bộ cho thấy, lượng dư do gia công sau khi sử dụng phần mềm trên giảm khoảng từ 5% đến 10% lượng tôn thất thoát, lãng phí.

Bên cạnh đó, các kỹ sư Việt Nam cũng đề xuất một số phương pháp cải tiến quy trình sản xuất cho phù hợp như việc chia nhỏ thành nhiều phân tổng đoạn của con tàu nên quá trình thi công được tiến hành đồng loạt, rút ngắn tiến độ từ 12 tháng xuống còn 9 tháng.

Công nghệ đóng tàu Việt Nam đáp ứng quy chuẩn quốc tế

Nhìn tổng thể, ông Nguyễn Hoàng Tuấn cho rằng năng lực công nghiệp đóng tàu Việt Nam hiện vẫn còn nhiều điểm yếu. Trong bối cảnh đó, 5 năm trở lại đây, ngành đóng tàu biển có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, do đây là ngành đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, lại thay đổi, cải tiến liên tục cho nên không thể nóng vội, đầu tư hàng loạt để hình thành một nền công nghiệp đóng tàu mạnh được. Có những phần mềm chỉ phục vụ cho một cấu phần nhỏ trong quá trình thi công cũng trị giá hàng triệu đô la Mỹ.

Những kỹ thuật mới nhất, đắt giá nhất nếu vội vã nhập về cũng chưa chắc đã sử dụng được bởi khả năng tương thích với dây chuyền kỹ thuật đã có. Phần mềm đắt tiền chưa chắc đã phù hợp, mà phải nỗ lực đổi mới để hình thành một quy trình sản xuất đóng tàu của Việt Nam.

Như trong quá trình thi công, việc kiểm tra các tuyến hình có được bôi trơn đầy đủ để giảm lực cản nước biển khi tàu chạy là rất khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên, phần mềm kiểm tra mới phát triển lên để có thể kiểm tra trong không gian 3 chiều, máy tính có thể phóng lớn chi tiết để kiểm tra. Các cơ quan đăng kiểm cũng đánh giá phần mềm giúp bôi trơn được đều hơn, giảm sức cản khi chạy, giúp tàu đạt được tốc độ cao hơn và giảm chi phí nhiên liệu.

Ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc ứng dụng thành công nội địa hóa thiết kế thi công vỏ tàu biển chỉ là một trong cấu phần nhỏ của đóng mới tàu biển tải trọng lớn. Tuy nhiên, đây cũng là một tiền đề để từ đó nhân rộng thêm các mô hình nghiên cứu ứng dụng các quy trình sản xuất “Made in Việt Nam”.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ mở rộng để phần mềm ứng dụng thiết kế vỏ tàu trên cho các loại tàu có tải trọng cao hơn hoặc thấp hơn. Đồng thời, hướng tới không chỉ thiết kế cho tàu chở hàng mà còn phải hướng tới cho các loại tàu biển khác.

Theo SGGP

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0