Thứ ba, 30/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/08/2007
CNTT trong chứng khoán: Cần đồng bộ

Các công ty chứng khoán đang lúng túng trong đầu tư và tìm một giải pháp CNTT phù hợp.

Đã chú trọng đầu tư

Không được biết đến sớm như trung tâm Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM - HoSTC (khai trương phiên giao dịch đầu tiên vào tháng 7/2000), trung tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội - HaSTC mãi đến tháng 7/2005 mới khai trương sàn giao dịch chứng khoán (CK) thứ cấp. Và cũng không “dễ dàng” như HoSTC, được Thái Lan hỗ trợ hoàn toàn về giải pháp CNTT phục vụ giao dịch lúc đầu, HaSTC đã mất hơn 2 năm phối hợp với FPT (đối tác công nghệ) tìm hiểu, xây dựng, mới cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 của hệ thống. Sau đó 6 tháng liên tiếp, 10 công ty CK (CTCK) đã cùng với HaSTC chạy thử hệ thống trước khi đưa vào vận hành.

HaSTC giai đoạn 1 đã đầu tư khoảng 6 tỷ đồng để xây dựng hệ thống CNTT đồng bộ hỗ trợ nghiệp vụ CK, trong đó có hơn 1 tỷ để đầu tư phát triển phần mềm. Vì là đơn vị “đi sau”, HaSTC có cơ hội đánh giá, tìm hiểu để xây dựng được một hệ thống phù hợp với thị trường hiện tại. Ông Trần Văn Dũng, giám đốc HaSTC cho biết, thời gian qua hệ thống hoạt động tương đối ổn định, kể cả trong những thời điểm thị trường CK có sự bùng nổ khiến quy mô và số lượng giao dịch tăng mạnh.

   

Ông Đỗ Đức Mạnh, trưởng phòng công nghệ tin học, TTGDCK HN
Vì ý thức được tầm quan trọng của CNTT nên các CTCK VN sẵn sàng chi phí lớn cho đầu tư hạ tầng khi họ chắc chắn việc đầu tư đó là đúng đắn. Tuy nhiên vì không dám chắc hệ thống A hay B tối ưu hơn và có “tuổi thọ” cao trong sự phát triển rất nhanh của thị trường nên họ chưa dứt khoát đầu tư.

 
   

Ngoài trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK), các công ty CK cũng rất chú trọng đến hạ tầng CNTT cho công ty, trong đó có một số công ty lớn như CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK Sacombank (SBSC), CTCK Vietcombank (VCBS)...mua giải pháp của nước ngoài đã được tùy biến cho phù hợp với sự phát triển của thị trường VN. Số còn lại mua giải pháp trong nước, hoặc kết hợp với một doanh nghiệp CNTT để phát triển hoặc tự phát triển. Chẳng hạn CTCK Biển Việt (CBV), đã tự xây dựng phần lớn các giải pháp đang ứng dụng tại CBV sau khi tham khảo nhiều giải pháp ứng dụng của các nước có thị trường CK phát triển. Công ty cổ phần CK Tràng An đã đầu tư một khoản không nhỏ để thuê công ty cổ phần Phần Mềm CK VN xây dựng hệ thống BackOffice cho công ty.

Lúng túng vì Thiếu đồng bộ

Hiện tại, các trung tâm giao dịch CK và trung tâm lưu ký CK (TTLKCK) đều chịu sự quản lý của Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN). Trong đó TTLKCK nhằm thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán CK và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch, mua bán CK trên thị trường CK. Tuy nhiên, do thị trường CK VN đang trong giai đoạn hình thành nên các trung tâm này chưa thống nhất về hạ tầng mà đang đầu tư tương đối độc lập. Các hệ thống này có khác biệt nhất định về nền tảng công nghệ, trong đó quy trình giao dịch tại các trung tâm giống nhau, nhưng cách thức triển khai lại khác nhau. Theo ông Mạnh, trưởng phòng công nghệ tin học HaSTC, sự thiếu đồng bộ này do 2 nguyên nhân chính: Sự phát triển rất nhanh của thị trường CK VN khiến các CTCK cũng như các TTGDCK đều đang loay hoay tìm giải pháp sao cho phù hợp.

Vì không có hệ thống trung gian cho các TTGDCK và TTLKCK, dẫn đến các CTCK rất bối rối khi xây dựng hạ tầng CNTT. Bài toán đặt ra là, với HaSTC, CTCK sẽ phải đầu tư một hệ thống bao gồm đường truyền, máy trạm, ứng dụng riêng. Nhưng HoSTC cũng có một hệ thống độc lập được các chuyên gia Thái Lan xây dựng từ những năm 1980, như vậy CTCK lại phải đầu tư một hệ thống tương tự để có thể kết nối. Nếu kể thêm cả TTLKCK thì các CTCK sẽ đầu tư thêm một hệ thống nữa. Vậy là mỗi CTCK khi đầu tư hạ tầng CNTT phải tìm hiểu xem HaSTC hiện đang đầu tư hệ thống như thế nào, HoSTC sẽ thay đổi gì trong tương lai. Từ đó, CTCK mới có thể đưa ra bài toán đầu tư thích hợp.

 

Ông Nguyễn Thái Hưng, giám đốc công nghệ CTCK Biển Việt
Ưu điểm của giải pháp CNTT có sẵn, xuất phát từ các TTCK tiên tiến và ổn định là giải pháp tổng thể với các nghiệp vụ CK đã chuẩn hóa và được kiểm chứng. Tuy nhiên, các giải pháp đó có nhược điểm là được phát triển từ nhiều năm trước bằng các công nghệ cũ và các quy trình quản lý cũ. Chỉ khi các CTCK kiểm soát được công nghệ và mã nguồn của giải pháp để thay đổi, tùy biến cho phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh cụ thể tại TTCK Việt Nam thì các giải pháp đó mới phát huy được hiệu quả tối ưu.

   

Hiện tại, việc gửi và nhận lệnh giao dịch giữa các CTCK và HaSTC được thực hiện thông qua các broker (đây là nhân viên của các CTCK có nhiệm vụ nhận lệnh từ CTCK và chuyển lệnh vào hệ thống của HaSTC). Sau khi có kết quả khớp lệnh, HaSTC gửi lại kết quả cho các broker và broker gửi kết quả về CTCK của mình. Trên thực tế, rất nhiều các sàn giao dịch CK lớn trên thế giới vẫn sử dụng broker làm trung gian gửi/nhận lệnh và kết quả khớp lệnh. Tuy vậy, khi thị trường phát triển, sẽ có thêm nhiều CTCK trở thành thành viên của HaSTC, đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều broker thường trực tại HaSTC. Để tối ưu hoá quy trình gửi và nhận lệnh, HaSTC đang có kế hoạch xây dựng hệ thống để các CTCK kết nối trực tiếp tới HaSTC mà không cần broker tại sàn. Nghĩa là CTCK sẽ nhập lệnh từ xa, thông qua máy trạm do HaSTC quản lý, và lệnh sẽ được chuyển vào hệ thống của HaSTC. Với cách làm này, CTCK không chỉ tiết kiệm chi phí, nhân lực mà còn giảm thiểu sai sót so với khi nhận lệnh qua điện thoại, fax...Ông Mạnh cho biết, dự kiến cuối năm nay sẽ đưa hệ thống vào vận hành.

Giải pháp dùng chung

“Các CTCK rồi đây sẽ phải tùy biến hệ thống sao cho sự kết nối tương thích với hệ thống máy trạm của HaSTC. Vậy giải pháp CNTT phù hợp cho các CTCK vào thời điểm này là các giải pháp đáp ứng được nhiều nhất yêu cầu của CTCK và phải có khả năng mở rộng, tùy biến (customize) dễ dàng”, ông Hưng - giám đốc công nghệ CTCK Biển Việt - cho biết.

Như vậy để tránh lãng phí đầu tư hạ tầng CNTT cho CTCK cũng như các TTGDCK, nên có một hệ thống trung gian dùng chung. Khi đó mọi giao dịch giữa các CTCK với các TTGDCK, TTLKCK sẽ thông qua trung gian là hệ thống dùng chung này. Có ý kiến cho rằng hệ thống này nên do UBCKNN quản lý. Các CTCK lúc này không phải lo lắng về việc giải pháp của công ty mình đã có sự tương thích, kết nối với cả 3 hệ thống của TTGDCK, TTLKCK hay chưa, mà họ chỉ phải đầu tư một giải pháp Backoffice kết nối thông suốt với hệ thống trung gian là được.

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0