Chủ nhật, 19/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/08/2007
Trung Quốc nói Chào – Chào! với OOXML (một lần nữa KHÔNG )

Như đã được thông báo từ nhiều site thông tin, Trung Quốc đã quyết định khước từ định dạng tiêu chuẩn được trình của Microsoft lên Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO. Trung Quốc là một thành viên chủ chốt của nhóm “P” (có quyền bỏ phiếu tại ISO ở thời hạn chót 02/09/2007 về số phận của MS OOXML), vì thế là phiếu của Trung Quốc là một lá phiếu quan trọng. Và điều này không chỉ là những gì Trung Quốc đại diện cho châu Á và toàn bộ thế giới, mà còn là tham chiếu có thể đại diện cho các quốc gia khác.

Lời BBT và người dịch: đến ngày 2/9/2007 tổ chức ISO sẽ bỏ phiếu để phê chuẩn OOXML của Microsoft, các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc sẽ được quyền bỏ phiếu chấp thuận trong đó có Việt Nam (cơ quan tư vấn đại diện cho Việt Nam có thể là Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ KH-CN). Vào tháng 5,6/2007 Microssoft đã cử đoàn vận động bỏ phiếu phê chuẩn Chuẩn ISO cho OOXML sang Việt Nam làm việc với các Bộ, ngành liên quan trong đó có Hội Tin học Việt Nam, ngoài các lý do như đã dẫn giải trong một vài ý kiến ủng hộ OOXML gần đây, nhưng chủ yếu họ vẫn nói về sự “độc quyền” của .doc ở Việt Nam, họ cũng không dẫn giải rành mạch được chí ít tại sao MS không đọc được ODF và OpenOffice lại đọc được tất cả, các yếu diểm dẫn trên http://en.wikipedia.org/wiki/OpenDocument cho OOXML cũng không được bình luận thoả đáng. Đến thời điểm này hiện chưa biết Việt Nam sẽ có ý kiến gì ngoài các ý kiến tranh luận về chuẩn ODF, ISO/IEC 26300 và OOXML trên diễn đàn của giới CNTT và cộng đồng nguồn mở, mới đây trên mục ý kiến bạn đọc của Vnexpress, chuyên mục CNTT VTV2, VTV1 cũng có đưa tin và các ý kiến chuyên gia về lựa chọn nào cho Việt Nam. Nhìn ra bên cạnh, người Trung Quốc phản đối OOXML vì nó không phù hợp với văn hoá phương Đông và niềm tự hào của một Trung Quốc lâu đời và hiểu biết. Người Trung Quốc phản đối OOXML còn vì nó chính là đối thủ cạnh tranh đối với những lợi ích kinh tế bản địa của họ nên nó bị cả giới hàn lâm lẫn giới doanh nghiệp phản đối. Còn tại Việt Nam hiện vẫn đang chờ một câu trả lời? Kết quả sẽ thông báo vào dịp 2/9/2007.

Như đã được thông báo từ nhiều site thông tin, Trung Quốc đã quyết định khước từ định dạng tiêu chuẩn được trình của Microsoft lên Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO. Trung Quốc là một thành viên chủ chốt của nhóm “P” (có quyền bỏ phiếu tại ISO ở thời hạn chót 02/09/2007 về số phận của MS OOXML), vì thế là phiếu của Trung Quốc là một lá phiếu quan trọng. Và điều này không chỉ là những gì Trung Quốc đại diện cho châu Á và toàn bộ thế giới, mà còn là tham chiếu có thể đại diện cho các quốc gia khác.

Dường như OOXML bị phản đối mạnh mẽ trong các doanh nghiệp phần mềm và giới hàn lâm bản địa mà họ xem nó được chấp thuận một cách sai lầm đối với văn hoá Trung Quốc hoặc thực sự là một đối thủ cạnh tranh đối với những lợi ích kinh tế bản địa. Sự thật là OOXML không có khả năng đại diện cho các ký tự URLs tại Trung Quốc (cũng không làm được trong nhiều ký tự không phải ANSI khác), hoặc sự thực là khuynh hướng phương tây hoá (Anglo-Saxon) của đặc tả kỹ thuật, hoặc việc sử dụng lịch “Julian” bị phản đối từ nhiều thế kỷ trước được sử dụng bởi các ngôn ngữ Romans, làm cho nó không phù hợp đối với nhiều thị trường quốc tế như các nước phương Đông, và đặc biệt là đối với một nước Trung Quốc hiểu biết, tự hào và lâu đời.

Tất nhiên, Microsoft đang làm những nỗ lực mạnh mẽ để tránh chữ “KHÔNG” đó, khi đưa ra một phát triển nhanh của một trình dịch có giấy phép “BSD” (!) (Một trong những loại giấy phép nguồn mở) giữa OOXML và UOF. UOF là định dạng tiêu chuẩn cho các tài liệu văn phòng được đệ trình của Trung Quốc mà nó cuối cùng có thể trộn được với ODF – tiêu chuẩn ISO duy nhất được thừa nhận của tất cả các định dạng tài liệu văn phòng hiện có (ngoài ra là PDF/A và PDF/X).

Còn gì cuốn hút hơn khi mà Microsoft đang thất bại hầu hết tại các quốc gia có nền kinh tế lớn, trong khi có chữ “CÓ” từ một vài quốc gia nhỏ bé và thường với những chiến thuật không thật sạch sẽ. Nó đã thất bại tại Mỹ, và nay là Trung Quốc. Nhật Bản và Ý sẽ chắc chắn bước theo và Canada, Anh và Đức đã là những quốc gia yêu cầu không để sân khấu nhanh cho DIS này đạt được trong qui trình của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO vì nhiều vấn đề được phơi bày trong đặc tả kỹ thuật được đệ trình của OOXML, một đệ trình cực kỳ phức tạp và lớn (và không cần thiết), và đối nghịch với nhiều tiêu chuẩn trước đó của chính Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO.
Theo:
http://www.noooxml.org/forum/t-15827/china-says-ciao-ciao-to-ooxml-one-more-no
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa (
ltnghia@yahoo.com)

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0