Chủ nhật, 19/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/08/2007
Chuẩn Tài Liệu

Hãy tưởng tượng rằng, Chính phủ Việt Nam một lúc nào đó sẽ đi đến dùng chử ký số và có giá trị pháp lý như một luật chử ký tay và đóng dấu hiện nay trên tài liệu thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận thấy rằng, chử ký trong tài liệu này cần được “hiểu” (hay nói một cách khác là đọc, xem được) trên mọi ứng dụng khác nhau và có thể chứng nhận sự đúng đắn của chử ký này một cách dễ dàng. Điều này chỉ thực hiện được khi có một chuẩn tài liệu để lưu nội dung chử ký số, định dạng này sẽ được hiểu trên toàn bộ mọi ứng dụng (hay nói cách khác là được sự hỗ trợ của mọi ứng dụng) như OpenOffice, Microsoft Office...

Lời BBT: Hiện nay cộng đồng CNTT-TT đang có nhiều ý kiến trao đổi xung quanh vấn đề chuẩn công nghệ trong đó có chuẩn tài liệu (document format) và nóng bỏng và bức thiết hơn với việc chúng ta (quốc gia) sẽ lựa chọn chuẩn nào trong hai chuẩn tài liệu đã được đưa ra: ODF là chuẩn tài liệu đã được ISO công nhận vào 11/2006 và đã có nhiều quốc gia đã công nhận ODF là chuẩn quốc gia, gần đây Microssoft đang tích cực vận động để chuẩn OOXML để sắp tới ISO bỏ phiếu phê chuẩn (trong đó có phiếu của Việt Nam) vào đầu 9/2007. Với giới CNTT-TT đây là một sự kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến định hướng ứng dụng và phát triển của mình trong xu thế ngành CNTT-TT Việt Nam đang tích cực hội nhập toàn cầu. Để mở đường và tạo dư luận cho sự lụa chọn này, Ban Biên tập trang tin VAIP sẽ đăng tải các thông tin, tư liệu và các ý kiến khác nhau về vấn đề lựa chọn chuẩn ODF hay OOXML và  kể cả cùng chung sống với cả hai. Dưới đây là bài giới thiệu mang tính dẫn đường về chuẩn tài liệu của ông Nguyễn Văn Hiền, Tổng Giám Đốc iNet Solutions .

Thế giới đang nóng lên với Chuẩn Tài Liệu
Hãy tưởng tượng rằng, Chính phủ Việt Nam một lúc nào đó sẽ đi đến dùng chử ký số và có giá trị pháp lý như một luật chử ký tay và đóng dấu hiện nay trên tài liệu thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận thấy rằng, chử ký trong tài liệu này cần được “hiểu” (hay nói một cách khác là đọc, xem được) trên mọi ứng dụng khác nhau và có thể chứng nhận sự đúng đắn của chử ký này một cách dễ dàng. Điều này chỉ thực hiện được khi có một chuẩn tài liệu để lưu nội dung chử ký số, định dạng này sẽ được hiểu trên toàn bộ mọi ứng dụng (hay nói cách khác là được sự hỗ trợ của mọi ứng dụng) như OpenOffice, Microsoft Office...

Và hiển nhiên rằng, việc các định dạng trong một tài liệu (như phông chử, canh lề, định dạng trang A4, A5...) sẽ hoàn toàn không có một thay đổi nào khi tài liệu này được mở trong một ứng dụng khác.

Cũng cần nói thêm rằng, một chuẩn  tài liệu rất cần thiết cho phép dễ dàng và trong suốt trong khả năng hiện thực để thiết lập cho các ứng dụng riêng của mình. Ví dụ như các Bệnh Việc hiện nay đang có một chương trình quản lý về dữ liệu bệnh nhân, với những yêu cầu thực tế, các bệnh việc sẽ trao đổi nội dung của mình với các Cơ quan chức năng khác. Với một dạng chuẩn tài liệu, các thông tin trên sẽ được chuyển sang một chuẩn và có trong chúng có thể chứa chử ký số xác nhận của bác sỹ cũng như các thông tin cần thiết của một bệnh nhân để truyền tới Bệnh viện TW hay cho một tổ chức yêu cầu. Từ đó, nội dung này có khả năng đọc và hiểu cũng như biết được tính chất quan trọng và chử ký được xác nhận trong nó là vẫn tồn tại một cách chính xác.

Như vậy, chuẩn dữ liệu là rất cần thiết và một quốc gia muốn phát triển Công nghệ Thông Tin lâu dài cần phải có chuẩn dữ liệu để từ đó các ứng dụng có khả năng “nói chuyện”, “hiểu biết” nhau một cách dễ dàng. Các Cơ quan, Doanh nghiệp dễ dàng trao đổi thông tin có pháp lý (nghĩa là chứng thực số) và hiểu được một cách dễ dàng.
Chính vì thế mà trong thời gian gần đây, thế giới nóng lên bởi hai chuẩn tài liệu đó là ODF và OOXML. Nằm trong phạm vi bài viết này, tôi muốn chia sẻ những sự cần thiết để đi đến quyết định  chuẩn tài liệu cho Việt Nam và thống nhất chúng vì một tương lai cho ngành Công Nghệ Thông Tin của đất nước.

Hiện nay đang tồn tại hai chuẩn tài liệu
Chuẩn tài liệu ODF (xem
http://en.wikipedia.org/wiki/OpenDocument) được ISO công nhận chính thức  là chuẩn tài liệu vào ngày 30 tháng 11 năm 2006 sau gần 4 năm xem xét và chỉnh sửa. Chuẩn ODF có đặc tính rất đơn giản và dễ hiện thực (có thể xem là chuẩn đơn giản nhất nhưng đấy đủ nhất cho một chuẩn tài liệu). Chuẩn ODF có khả năng hỗ trợ cho người khiếm thị và chuẩn đã được OpenOffice, KOffice, StartOffice là những ứng dụng soạn thảo văn bản miễn phí hỗ trợ. Tuy nhiên, Microsoft từ chối hỗ trợ định dạng này và từ đó, họ đưa ra một định dạng chuẩn tài liệu khác có tên OOXML.

Chuẩn tài liệu OOXML (xem
http://en.wikipedia.org/wiki/Office_Open_XML) chưa được sự chấp thuận của ISO và Microsoft đang nỗ lực thực hiện điều này. Chuẩn tài liệu này rất phức tạp (dày hơn 6000 trang) và chỉ được xem xét trong 30 ngày để đi đến quyết định. Chuẩn tài liệu OOXML chứa định dạng binary trong XML (nghĩa là không phải chuẩn XML thuần tuý). Chuẩn OOXML lại chứa các đặc tả không chuẩn là định dạng tài liệu Microsoft Office 95, 2000 và 2003. Các định dạng này không được công bố và vì thế khó mà các tổ chức hay đơn vị nào chuyển sang định dạng OOXML hoàn hảo ngoại trừ Microsoft. OOXML được Microsoft hỗ trợ trong bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office 2007 nhưng không thể tương thích được các phiên bản cũ của nó.
Việc Microsoft từ chối hỗ trợ định dạng tài liệu ODF trong bộ ứng dụng văn phòng của họ làm thế giới tồn tại một lúc hai định dạng tài liệu khác nhau. Tuy những nỗ lực chuyển đổi các định dạng từ Microsoft Office sang định dạng OpenOffice hay ngược lại của hãng phần mềm SUN, nhưng việc làm này đang làm mất đi các dữ liệu đặc biệt trong các tài liệu (như chử ký số, macro,...) hiện nay là khá lớn đã làm thế giớ nóng lên trong việc lựa chọn cho riêng mình một chuẩn tài liệu thực sự cần thiết hơn bao giờ hết.

Nên hay không có hai định dạng trong một quốc gia
Chúng ta thiết nghĩ rằng, từ văn phòng Chính Phủ gởi một công văn đến các tỉnh, thành phố và các Doanh Nghiệp trong đó có chứa chử ký số và một số công thức tính toán giá trị bằng các hàm tính toán. Tại các đơn vị, dữ liệu này sẽ bị biết mất nếu có một định dạng tài liệu khác (ODF và OOXML) không hiểu và bỏ qua các cấu trúc này. Và như thế, các đơn vị có thể từ chối thi hành công văn vì lý do không kiểm chứng sự tin cậy của công văn. Chưa hết, các con số tính toán sẽ đưa ra một sự nhầm lẩn đáng tiếc có thể mà chúng ta cần quan tâm.

Trong một quốc gia, chúng ta cần thiết có chỉ mộtchuẩn tài liệu để từ đó, các ứng dụng có thể dễ dàng báo cáo, trao đổi dữ liệu tinh cậy cho nhau mà không tốn một chi phí vô ích nào, Nếu tồn tại hai hay nhiều chuẩn tài liệu, chúng ta sẽ đối diện việc mất đi tính đồng nhất của quy trình, tài liệu và hơn bao giờ hết là mức độ tin cậy (trust) của dữ liệu để từ đó chúng tạo ra nhiều tranh cãi, chi phí tiền của trong việc thiết lập những trợ giúp không cần thiết.

Một ví dụ: Nếu không có chuẩn HL, X12 hay HIPA trong y tế, thì các bệnh việc quốc tế làm thế nào chuyển tải thông tin qua lại nhau. Tuy nhiên việc trong y tế, việc  tồn tại quá nhiều chuẩn tài liệu dữ liệu đã ngốn mất mỗi năm của Mỹ là trên 10 tỷ USD cho việc chuyển đổi dữ liệu với nhau (xem thông tin của công ty Plexis ở bang Oregan) và sự hạn chế này đã để ngỏ một lỗ hỏng về mặt an toàn về chứng nhận thông tin tin cậy hiện nay chưa được giải quyết.

Hãy lựa chọn một chuẩn tài liệu duy nhất cho Việt Nam
Thay cho lời kết, tôi mong rằng ngành Công Nghệ Thông Tin Việt Nam nên lựa chọn một chuẩn tài liệu cho mình để dễ dàng trao đổi thông tin, tài liệu trong tương lai. Về tính quốc tế, ODF và OOXML sẽ luôn song song tồn tại vì tính cạnh tranh của chúng và vì điều này nên chúng ta không cần thiết xem trọng ai thắng ai thua mà chính là chọn lựa để tự do phát triển và chọn lựa một chuẩn phù hợp, không bị trói buộc bởi tính cục bộ của nó. Chuẩn ODF hay OOXML cần thiết là khả năng có thể hiện thực các lớp ứng dụng để chuyển đổi được các dữ liệu trong tương lai mà không bị ràng buộc khác để giảm chi phí cho công cuộc phát triển CNTT Việt Nam cũng như mở lối đi lên cho thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai.

Nguyễn Văn Hiền
Tổng Giám Đốc iNet Solutions

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0