Thứ tư, 08/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 03/08/2007
Sử dụng thuật ngữ CNTT trong tiếng Việt: Còn nhiều lộn xộn!

Môn tin học nói chung, sau đó là máy tính cá nhân, Internet, rồi đến nay là vô số sản phẩm, dịch vụ CNTT đã lần lượt du nhập rồi trở nên phổ biến rộng rãi ở VN. Tuy nhiên, ngôn ngữ sử dụng trong lĩnh vực này vẫn còn quá thiếu sự thống nhất và hợp lý.

Tiếng "ta": Mỗi người một kiểu

So với những lĩnh vực khác, có lẽ CNTT hiện là một trong những lĩnh vực sử dụng nhiều từ ngữ vay mượn nhất ở VN. Đồng thời, việc sử dụng những thuật ngữ tiếng Việt tương đương cũng rất tuỳ tiện, thiếu nhất quán. Việc này gây nhiều khó khăn cho cộng đồng trong việc giao tiếp, truyền thông, nghiên cứu...

Xin lấy một ví dụ điển hình. Trong bản dịch cuốn sách "Chiếc Lexus và cây ôliu" của tác giả Mỹ Thomas Friedman do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, dịch giả Lê Minh thường xuyên sử dụng từ "nhu liệu" cho thuật ngữ "software".

Cộng đồng VN hầu hết đã rất quen thuộc với từ "phần mềm", do đó thiết nghĩ không cần thiết phải chuyển từ này sang một từ Hán Việt đồng nghĩa nhưng rất "lạ tai". Điều trớ trêu là trong cùng cuốn sách lại dịch từ "web browser" thành "phần mềm truy cập" (tương tự là "protocol" thành "nghi thức"), trong khi cách dịch "trình duyệt web" và "giao thức" đã trở thành gần như tiêu chuẩn.

Việc có nhiều cách dịch khác nhau cho một thuật ngữ không phải là hiếm. Chẳng hạn, từ "instant messenger" rất khó dịch chính xác nên mỗi người gọi một kiểu như "trình nhắn tin nhanh", " phần mềm tin nhắn tức thời", " phần mềm chat"..., mà chẳng kiểu nào nghe hợp lý cả.

Tiếng "tây": Đành phải để nguyên?

Không thể phủ nhận là cách dịch quen thuộc trong ví dụ "trình duyệt web" trên đây vẫn để nguyên một từ vay mượn là từ "web", song đây cũng chính là một vấn đề còn nổi cộm của ngôn ngữ VN hiện nay. Có khá nhiều thuật ngữ CNTT cho đến nay đã thể hiện là gần như "không thể dịch được". Trong số đó có những từ tưởng chừng rất đơn giản như từ "web".

Mặc dù ai cũng hiểu nó là "mạng", nhưng từ tiếng Việt tương đương này thường chỉ được dùng trong một số trường hợp nhất định, còn trong những ngữ cảnh như "trình duyệt web" hay "trang web" thì có lẽ chưa ai biến được thành "trình duyệt mạng" hay "trang mạng". Có lẽ những cách gọi này nghe trái tai, nhưng nếu từ trước đây chúng ta sớm có một sự chuẩn hoá nào đó thì qua thời gian những cách gọi thuần Việt như trên cũng có thể trở thành quen thuộc với mọi người.

Giải pháp nào?

Để thống nhất cách sử dụng các thuật ngữ CNTT, phải có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, trong đó có các nhà ngôn ngữ học, các chuyên gia CNTT, người dùng... Đã có một số dự án đơn lẻ cố gắng làm việc này nhưng hầu như chưa đạt được thành công đáng kể. Chẳng hạn, dự án website của Microsoft cho phép người dùng đóng góp ý kiến về các thuật ngữ CNTT tiếng Việt dù có ý tưởng hay, song vẫn không thu hút được nhiều người tham gia.

Việc tung ra các bản Windows XP và Office tiếng Việt cũng chưa thu hút được nhiều người dùng, một phần theo đánh giá của không ít người là do các thuật ngữ tiếng Việt sử dụng trong các phần mềm này khá khó hiểu và lạ lẫm, khiến người dùng nhiều khi thấy lúng túng hơn cả việc dùng bản tiếng Anh. Ngược lại, hiện nay khi tra cứu nhiều tài liệu, từ điển, các nguồn Internet..., vẫn có một lượng lớn thuật ngữ CNTT chỉ được giải thích rất dài dòng bằng tiếng Việt mà không có thuật ngữ cô đọng tương đương.

Có lẽ, để chuẩn hoá, thống nhất và phổ cập các thuật ngữ CNTT tiếng Việt cần sự tổ chức từ các cơ quan chức năng, cũng như sự nhất quán trong sử dụng của các cơ quan báo chí, truyền thông, dựa trên những phản hồi, đóng góp của cộng đồng DN và người dùng CNTT.

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0