Thứ ba, 30/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 24/07/2007
Intel hướng đến “công nghệ PC” giá thấp, đầy đủ tính năng

Theo thống kê, năm 2005 có một tỷ người truy cập Internet trên toàn thế giới. Với số lượng người dùng tăng trưởng nhanh chóng mỗi ngày, các tập đoàn CNTT (trong đó có Intel) đã hướng đến việc sản xuất sản phẩm cho hàng tỷ người dùng mới - đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Xin giới thiệu bài phân tích của ông Nick Jacobs, Giám đốc Phát triển thương hiệu Intel châu Á - Thái Bình Dương, về sự phát triển của ngành công nghiệp điện toán hướng tới mục tiêu phục vụ con người trong tương lai.

 

Tại các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Mexico… làn sóng kết nối Internet và hưởng thụ những lợi ích từ CNTT mang lại rõ nét hơn rất nhiều so với ở các nước đã phát triển. Các chuyên gia dự báo rằng tại những thị trường này và ở những thị trường đang phát triển khác, số lượng người dùng mới sẽ tăng gấp đôi vào năm 2011. Sự khác biệt là ở chỗ, họ sẽ cần đến những chủng loại máy tính khác để thao tác và truy cập Internet - những chiếc máy tính mà hiện đang được thiết kế trong phòng thí nghiệm của Intel.

Một vấn đề cần xem xét xuất phát từ số lượng các mô hình sử dụng ít ỏi mà các máy tính cá nhân (PC) truyền thống được thiết kế để hướng tới. Ví dụ như tại Mỹ, việc sử dụng máy tính cá nhân và nhiều công nghệ khác được xem là hiển nhiên. Nhưng ở nhiều quốc gia kém phát triển hơn, các sản phẩm công nghệ (như máy tính và điện thoại di động) thường phải được chia sẻ vì lý do kinh tế hoặc những quan điểm về văn hóa. Kết quả là những chiếc máy tính được chia sẻ trong cộng đồng hoặc tại các quán cà phê Internet rất phổ biến ở rất nhiều quốc gia. Tất cả các yếu tố này cần phải được xem xét khi lập kế hoạch về phần cứng của những chiếc máy tính thế hệ sau cho hàng tỷ người dùng mới.

Để xây dựng được một tập người dùng mới có tính thực tế ở các thị trường đang phát triển, các nhà nghiên cứu (trong đó có Intel) đã tiến hành những nghiên cứu thị trường hết sức sâu rộng nhằm tìm hiểu về cách thức mà các nhân tố văn hóa, xã hội và địa lý ảnh hưởng đến cách thức con người. Khuynh hướng này đã chỉ ra những khác biệt mà mỗi thị trường đòi hỏi đối với những mô hình máy tính của mình.

“Kinh nghiệm cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại các quốc gia đang phát triển đòi hỏi nhiều hơn là những chiếc máy tính cơ bản; công nghệ thường cần phải thích ứng với những mô hình và môi trường sử dụng tại chỗ của những khu vực hoặc quốc gia đặc biệt”, ông Thân Trọng Phúc, Tổng Giám đốc Intel Việt Nam và Đông Dương cho biết.

Theo ông Phúc, thế hệ tiếp theo của các sản phẩm thành công sẽ đáp ứng được những nhu cầu của thế giới thực - bất kể là chúng được sử dụng ở đâu. Điều đó yêu cầu các nhà cung cấp phải xác định được những vấn đề mà người dùng đang cố gắng giải quyết, môi trường trong đó họ sử dụng công nghệ của mình, và những điều gì mà họ thực sự quan tâm, và vì sao. Mặc dù những kỹ thuật nghiên cứu thị trường truyền thống như kỹ thuật điều tra khảo sát và nhóm tập trung có thể phát hiện những xu hướng và cho chúng ta biết những máy tính nào mà người dùng đang sử dụng, nhưng họ lại không thể mô tả vì sao.

Việc trả lời cho câu hỏi “vì sao” là mấu chốt để xác định ra những sản phẩm sẽ thành công nhất trong tương lai, nhưng những sản phẩm sẽ thích ứng với thị trường còn chưa bộc lộ. Điều đó có nghĩa là sẽ phải cần đến những kỹ thuật nghiên cứu mới. Các nhà nghiên cứu sử dụng những cuộc phỏng vấn chi tiết, những phiếu hỏi tường thuật và quan sát trực tiếp về những gì mà con người đang làm những việc hàng ngày - cả ở nhà và ở công sở - để tìm ra những gì là cần thiết.

Các nhà nghiên cứu khám phá những giá trị mong muốn và những động lực điều chỉnh người dùng công nghệ trên toàn thế giới. Họ chia sẻ những thông tin chi tiết có cơ sở thực tế với các đơn vị kinh doanh, các nhóm phát triển sản phẩm và các nhà chiến lược để giúp các nhà phát triển thiết kế ra những sản phẩm mới phản ánh những nhu cầu mà họ đã xác định được.

Một ví dụ của khuynh hướng này là “một phần mười mới” trong dự án về Con người và Chuẩn mực của Intel (Intel People and Practices project). Trong đó khám phá mức độ sử dụng và các mô hình kinh doanh có thể điều chỉnh một phần mười mới số người dân trên thế giới bắt đầu sử dụng máy tính. Dự án này xác định một số mối quan tâm tổng thể trong làn sóng mới của người dùng máy tính. Các nhà nghiên cứu của Intel đã phát hiện ra rằng người dùng sẵn sàng chi tiền để hỗ trợ giải quyết những mối quan tâm đó, hoặc đầu tư vào những công nghệ có thể giúp họ làm điều đó. Như vậy để đáp ứng nhu cầu của làn sóng người dùng mới, các công ty phải hiểu nhu cầu và thiết kế ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của những thị trường đang phát triển.

Vấn đề duy nhất của các nhà sản xuất là, không thể có được một giải pháp hoặc thiết kế vạn năng, đáp ứng được mọi nhu cầu. Với những môi trường rất đa dạng ở thế giới đang phát triển, các công ty công nghệ phải đối mặt với những thách thức rất đáng kể về mặt kỹ thuật trong việc thiết kế ra những sản phẩm có thể làm việc ở mọi nơi.
 

Intel Việt Nam cùng với Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn và UNDP đang triển khai thí điểm chương trình Máy tính cộng đồng với việc tài trợ 13 bộ máy tính cá nhân cho 13 trung tâm thông tin nông thôn tại 10 tỉnh. Tại 10 tỉnh này, thông tin thị trường nông nghiệp và giá nông sản sẽ được phát trên hệ thống truyền thông cộng đồng.

Để giúp các nhà phát triển hệ thống vượt qua thách thức này, Intel đã thành lập Nhóm Thiết bị Kênh phân phối (Channel Platforms Group) điều hành các Trung tâm Định nghĩa Thiết bị Toàn cầu (Worldwide Platform Definition Centers). Các trung tâm này đã được thiết lập ở những quốc gia đang phát triển quan trọng như: Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và giúp xác định những nhu cầu cụ thể về môi trường và thị trường của mỗi vùng địa lý. Trong mỗi trung tâm có các nhà dân tộc học, các nhà thiết kế, các kỹ sư và các nhà kiến trúc hệ thống, những người quen thuộc với các điều kiện địa phương và tiến hành những nghiên cứu và phân tích chi tiết để định hướng phát triển. Họ chuyển các số liệu nghiên cứu cho các nhà thiết kế của Intel, những người giao dịch với các tổ chức tiêu chuẩn hóa, các nhà sản xuất thiết bị gốc tại địa phương (OEM) và các công ty lắp ráp để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ phù hợp với những yêu cầu của mỗi thị trường. Điều đó sẽ tiếp tục nâng cao cơ hội áp dụng công nghệ tại những thị trường đang phát triển.

Để đáp ứng nhu cầu của người dùng tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Mexico... các nhà sản xuất PC cần phải sản xuất ra các sản phẩm theo một bộ chỉ tiêu kỹ thuật hoàn toàn mới. Sử dụng chung, truy cập Internet không dây, cứng vững và có khả năng đối phó với những điều kiện không lường trước về nguồn cấp điện chính là những yếu tố cần thiết đối với máy PC tại các thị trường đang phát triển.

Để đảm bảo rằng các sản phẩm của mình được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của các thị trường đang phát triển, Intel đã thành lập các Trung tâm Định nghĩa Thiết bị chuyên nghiệp (specialist Platform Definition Centers - PDCs) tại bốn khu vực quan trọng: Bangalore (Ấn Độ); Cairo (Ai Cập); Sao Paulo (Brazil) và Thượng Hải (Trung Quốc). Mỗi trung tâm này tập trung vào phục vụ khu vực trực tiếp của mình, nhưng kiến thức chuyên gia của các trung tâm đó có thể được chuyển giao đến các khu vực khác ở trên toàn thế giới

Đó chính là nơi mà các PDCs địa phương cho phép Intel xác định những vấn đề cụ thể tại chỗ và phát triển các giải pháp có tính địa phương để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng thị trường, nằm trong khuynh hướng thiết bị tích hợp tổng thể của Intel.

Cùng nhau, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các công ty sản xuất thiết bị gốc (OEMs), các công ty phát triển hệ điều hành (OSVs), các công ty phát triển phần mềm độc lập (ISVs), các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các công ty viễn thông... đã cộng tác để phát triển ra một danh mục “Máy PC cộng đồng” mới.

Như là một phần trong những nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách số, Intel đã đưa ra một sáng kiến về “Khám phá PC” - một chương trình hướng đến đưa ra một công nghệ PC giá thấp, đầy đủ tính năng, sẵn sàng đáp ứng một danh mục người dùng đa dạng hơn. Mục tiêu là để giúp những người trước đây chưa được kết nối có thể truy nhập đến tất cả các ứng dụng để tạo ra những cách thức mới để học tập, làm việc và vui chơi.

Việc ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ PC vào các thị trường đang phát triển biểu thị những tiềm năng về tăng trưởng còn chưa được đáp ứng dành cho các công ty công nghệ. Tuy nhiên, việc phục vụ các thị trường đó đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của người dùng - những nhu cầu thường hết sức khác biệt so với nhu cầu của người dùng ở thế giới phát triển. Với sự hỗ trợ của các PDCs được bản địa hóa, Intel đang làm việc trong "hệ sinh thái" công nghệ toàn cầu để thiết kế ra những sản phẩm mang tính văn hóa, xã hội, phù hợp với môi trường và có khả năng đáp ứng nhu cầu của những người dùng thế hệ sau đa dạng.

Theo Thanh niên

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0