Thứ bảy, 27/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/07/2007
Những cái nhất trong Triển lãm máy tính VN 2007

TV lớn nhất thế giới với màn hình Full HD, laptop siêu nhỏ 7 inch chỉ nặng 1,3 kg, máy tính để bàn kích thước chỉ bằng gần 1/10 so với máy thường... là những món "hàng độc" mà các hãng công nghệ lớn thể hiện ở VietNam Computer Electronics Expo năm nay.

Ti vi khổng lồ
TV khổng lồ Plasma Viera của Panasonic.
Ảnh do Panasonic cung cấp.

Chiếc TV khổng lồ 103 inch của Panasonic thuộc dòng Plasma Viera, có độ phân giải 1.900 x 1.080 pixel, không chứa chì và thủy ngân. Viera sử dụng công nghệ quản lý màu 3D, tự điều chỉnh màu, tái tạo trung thực sắc hình, có khả năng giảm tình trạng nhiễu, cho chất lượng ảnh cao. Màn hình này còn tích hợp thêm hệ thống chống lóa, hạn chế tình trạng mờ và mỏi mắt cho người xem.

Viera tương thích với nhiều dạng multimedia và video, cho phép xem phim hay chơi game nhiều người. Sản phẩm có tuổi thọ 60.000 giờ, tính theo thời gian hoạt động 8 giờ mỗi ngày. Theo ông Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Panasonic Sales Vietnam, 600 chiếc TV loại này đã được tiêu thụ trên thị trường thế giới, với giá mỗi chiếc khoảng 40.000 USD. Còn ở Việt Nam, mới có 1 cái, từng ra mắt ở khách sạn New World, TP HCM, vào tháng 5, dự kiến giá khoảng 55.000 USD.

Cô học trò tiểu học rất thích thú với máy xách tay tí hon Intel. Ảnh: A.N.

Người yêu công nghệ cũng bị thu hút bởi chiếc laptop siêu nhỏ Classmate PC 7 inch, nặng chưa tới 1,3 kg, pin cho phép sử dụng 3-4 giờ, do Intel trình làng. Classmate PC sử dụng bộ vi xử lý x86, chạy những nội dung, ứng dụng và hệ điều hành phổ thông (Win XPE/Linux). Thiết bị lưu trữ 1 GB NAND Flash, bàn phím tích hợp các phím nóng, chuột cảm ứng với các phím trái và phải, thiết bị ghi chú tùy biến với bút không dây...

Sản phẩm hướng tới các trường phổ thông, có thể phát triển với những nhu cầu điện toán của lớp 10, đang thí điểm ở hơn 25 quốc gia. Tại Việt Nam, mới có hai trường thử nghiệm là THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Nguyễn Du (TP HCM). Giá bán mỗi máy có thể là 200 USD vào cuối năm nay.

Khách tham quan ngạc nhiên trước sản phẩm của Asus.
Ảnh: A.N.

Cũng là máy tính xách tay tí hon 7 inch, mẫu Eee PC 701 của Asus có trọng lượng chỉ 0,89 kg. Đây là sản phẩm phối hợp sản xuất cùng Intel, hướng tới phổ thông hóa việc dùng máy tính trên toàn cầu, với mục tiêu rẻ nhất, dễ sử dụng nhất. Tên Eee, viết theo tiếng Anh là Easy to learn, work, play (dễ dàng học tập, làm việc và chơi), Excellent Internet experience (trải nghiệm Internet tuyệt hảo) và Excellent mobile computing experience (trải nghiệm điện toán di động tuyệt hảo).

Eee PC 701 có bộ nhớ 512 DDR2 - 400, khả năng lưu trữ từ 4 đến 16 GB Flash, pin có tuổi thọ chừng 3 giờ, khởi động trong khoảng 15 giây đồng hồ. Mọi tính năng tương tự như máy xách tay thông thường. Giá mỗi chiếc khoảng 200-300 USD.

Máy để bàn siêu nhỏ Acer. Ảnh: A.N.

Trong khi đó, Acer tung ra mẫu máy tính để bàn nhỏ nhất, với kích thước chỉ bằng gần 1/10 so với máy thông thường (chưa kể màn hình), nhưng công suất nhanh hơn 40%, nhờ sử dụng bộ vi xử lý Intel Core 2 Duo. Sản phẩm thuộc dòng L320, dung tích 3L, tích hợp DDR2 Ram 1 GB, có thể nâng cấp lên 2 GB; HDD 160/250 GB... với tiếng ồn phát ra chỉ 26dB.

L320 có mặt tại Việt Nam từ tháng 6, với khoảng 1.000 chiếc các loại. Trong đó, mẫu máy thiết kế cho gia đình có giá 499 USD, chưa kể thuế, còn lại là sản phẩm cho các dự án với giá linh hoạt.

Theo Ban tổ chức VietNam Computer Electronics Expo 2007, gian hàng có diện tích lớn nhất thuộc về Sony, với 150 m2, nhỏ nhất thuộc về một số đơn vị chuyên phần mềm, 4,5 m2. Còn gian trưng bày nhiều sản phẩm nhất là Canon, với hơn 100 loại hàng.

Hội Tin học TP HCM vừa tổ chức trao Huy chương vàng CNTT-TT và Cúp đơn vị CNTT-TT Việt Nam. Tiêu chí xét chọn dựa trên doanh thu trong năm.

Tập đoàn FPT vẫn ở vị trí thứ nhất, nhận Cup 5 đơn vị CNTT-TT hàng đầu Việt Nam, với doanh thu 730 triệu USD, tăng 41,2% so với năm ngoái.

Về Internet, Cup được trao cho VDC; Sản xuất phần cứng là Samsung Vina; Thương hiệu máy tính Việt Nam là FPT Elead; Phần mềm là Công ty Hệ thống thông tin FPT và xuất khẩu phần mềm là FSoft; Đào tạo là Aptech Việt Nam.

Còn huy chương Vàng về Internet là FPT Telecom, VDC, với doanh số trên 176 tỷ đồng. Về phần mềm là Công ty Hệ thống thông tin FPT, Công ty Kim Tự Tháp, Công ty GHP Far East. Về phần cứng là Trung tâm máy tính FPT Elead, Công ty CMS và Samsung Vina.

Về phần mềm xuất khẩu là FCG Vietnam, TMA Solutions; sản phẩm phần mềm là Công ty MISA, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, Công ty Cổ phần giải pháp phần mềm CMC, Công ty phần mềm Asiasoft...

Về Đơn vị phần mềm triển vọng là Công ty thương mại dịch vụ Mắt Bão; Đơn vị đào tạo là Aptech Việt Nam và Trung tâm Tin học Đại học Khoa học Tự nhiên, NIIT Việt Nam.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0