Thứ sáu, 10/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/07/2007
Khi nhà văn chơi blog

 
 

Cảnh hội thảo văn chương blog.

Đúng vào ngày đặc biệt thứ 7, mùng 7.7.2007, vào lúc 7 giờ, chúng tôi nhận được lời mời lan truyền cũng thú vị như những con số kia: Hội thảo về văn chương blog (nhật ký cá nhân trên mạng).

Điều đáng nói là dự hội thảo là các nhà văn đã U.60, U.50, mới ngày nào loay hoay cây bút mực cổ lỗ sĩ, nay đã chát chít nhoay nhoáy, giờ lại còn được mệnh danh là bloggers. Chúng tôi đến dự liền. Phần vì muốn tìm hiểu cái blog quỷ quái ấy, phần vì muốn xem các vị nhà văn đáng kính sáng tác thế nào với các blog thời a còng.

Blog - ngôi nhà không khoá
Tưởng là ai. Hoá ra anh chàng Hoàng Đình Quang cách đây ít năm còn chưa biết chụp ảnh, điều hành hội thảo cùng với nhà văn Trần Quốc Toàn nhỏ thó mới ngày nào còn kêu không biết chia động từ tiếng Anh. Và hơn thế nữa, chủ trì là nhà tiểu thuyết Trần Văn Tuấn, có lẽ cũng không thân thiện với cái máy tính bằng cây bút bi thập thò trên túi áo.

Tham dự là gần 30 nhà văn đáng tuổi chú bác đối với đám phóng viên trẻ lăm lăm máy ảnh và điện thoại di động. May thay, cũng có dăm nhà thơ nữ rất khó đoán tuổi vừa can dự vào cuộc chơi blog khá sáng láng về hình thức cũng như sự hiểu biết về văn chương mạng.

Dự một lúc thì tôi thật sự kính nể vì phát hiện ra còn có mấy tiến sĩ, vài vị hoạt động trong ngành công nghệ thông tin, vài chủ nhân của các trang web. Cuộc hội thảo đôi lúc hơi giống một buổi chiếu phim vì cử tọa luôn được xem những bài thơ và hình ảnh của giới cầm bút (chủ yếu là làm thơ) trên màn hình lớn.

"Blog như một ngôi nhà không có khoá, tất cả ai quan tâm đều có thể vào, đọc và bình luận trực tiếp, tạo nên một sân chơi mở" - nhà văn Hoàng Đình Quang, chủ nhân của 4 blog ví von như vậy và cho biết: Các nhà văn tham gia blog ngày một nhiều. Đơn giản là chơi blog không tốn tiền, dễ chơi và không ai kiểm duyệt, viết gì thì viết, tự chịu trách nhiệm là chính.

Ngẫu hứng cùng blog
Nhà thơ Vũ Thanh Hoa làm việc tại Vietsovpetro Vũng Tàu khi được hỏi về sáng tác trên blog đã hào hứng cho rằng: "Bất cứ ai viết bài và đưa lên trang blog của mình đều hiển nhiên trở thành tổng biên tập và kiêm luôn cả phóng viên. Họ có thể trực tiếp quyết định đăng hay không tác phẩm của mình dù nó có được người khác đánh giá cao hay không".

Riêng đối với các nhà văn khi bắt đầu chơi blog, họ cảm thấy vô cùng thích thú và phấn khởi khi được đọc ngay lời bình luận của độc giả ngay sau 5-10 phút đưa lên blog, tạo được sự liền mạch cho nhịp sáng tác của họ. Tác phẩm của họ không bị lãng quên, không bị thờ ơ như khi nó vẫn là bản thảo hay còn nằm đâu đó, mãi không đến được với bạn đọc.

Ưu điểm mà blog mang lại chính là khả năng cập nhật nhanh và tính đại chúng cao. Nếu bài viết đưa lên trang báo thì nó chỉ được định hình trong vài trăm hay vài ngàn chữ hoặc 2-3 trang. Trong khi đó, bài viết trên blog sẽ được phản hồi ngay tức thời và có khi tạo thành diễn đàn, lôi cuốn rất nhiều người quan tâm. Những người trung niên hoặc các vị về hưu nhờ blog bỗng nhiên trở nên hiện đại, họ sẽ không bị bỏ quên.

Niềm vui của mọi người
Hầu hết các nhà văn đều gặp khó khăn khi lần đầu tiếp cận blog. Như "trùm blogger Vũng Tàu" Nguyễn Đình Đát từ lúc được khuyến khích và "bày" cho cách chơi blog, đến nay đã trở thành một trong blogger tiêu biểu của  TP.Vũng Tàu. Đã chơi blog chắc hẳn sẽ đâm ghiền, đối với các nhà văn là như thế.

Blogger Hồ Tĩnh Tâm chia sẻ rất vui và dí dỏm về việc "bỏ bê sáng tác", chỉ thích viết blog và trả lời những ý kiến đóng góp của bạn bè. Mỗi ngày anh lại học thêm những từ ngữ mới, rất trẻ, trẻ như chính lứa tuổi con trai anh.

Qua đó, kỹ năng vi tính của anh cũng được nâng lên rõ rệt. Bất cứ thắc mắc nào cũng được con trai giải đáp tức thì. Nhưng "cũng có lúc tôi bắt con trai ngồi xa ra, vì nó cứ... ngó sang xem tôi chát".

Một nhà thơ công nhân là anh Đào Xuân Mai - thợ khoan giếng dầu ở Vũng Tàu - cũng thú nhận khi tìm đến blog đã viết khoẻ và dễ dàng hơn nhiều. Nhờ có blog mà anh có thêm nhiều bạn bè để đàm đạo sau những thời gian đi biển. Giám đốc doanh nghiệp Nguyễn Quyết Thắng có khả năng "chơi" blog hơn.

Anh ra được ba tập thơ và còn nhăm nhe in tiếp. Mọi người dự hội thảo cũng nhiều lần nói đến hai trường hợp "già mà ham" blog. Đó là nhà thơ Hoàng Cát, nhờ blog mà viết những câu trẻ trung lãng mạn đến không ngờ. Người thứ hai là nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, sau một thời gian thọ giáo các bloggers đi trước, đã hùng dũng xông vào chiếm lĩnh trận địa blog và được các cư dân mạng rất nể.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0