Và giờ đây, khi trở về, dù thành công hay thất bại họ vẫn được nhìn nhận, đánh giá bởi sự đóng góp đáng nể và để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử của ngành IT
1.Jerry Yang - Tập đoàn Yahoo
|
Yang (bên trái) và David Filo (bên phải). |
Yang không phải là nhà sáng lập hay CEO đầu tiên nắm quyền cao nhất tại công ty của do chính mình thành lập. Ông đã sáng tạo nên “Jerry’Guide to the World Wide Web”, một công cụ tìm kiếm thông tin, hình ảnh trên trang web tìm kiếm cùng với David Filo khi cả hai còn đang làm Ph.D tại trường đại học Standford năm 1994. Một năm sau đó, họ sáng lập nên Yahoo và ngay sau đó, đã thuê Tim Koogle làm Giám đốc điều hành công ty.
Tập đoàn Yahoo chính thức ra mắt năm 1990. Năm 2001, Koogle bị thay thế bằng Terry Semel. Semel dù đã có công vực dậy Yahoo sau cuộc khủng hoảng dot-com nhưng vẫn chịu chỉ trích nặng nề bởi khả năng điều hành yếu kém trong 18 tháng qua khiến cho giá cổ phiếu và lợi nhuận của công ty rớt thảm hại.
Yang được tín nhiệm đề cử chức Tổng giám đốc của Yahoo thay thế Semel ngồi vào chiếc ghế cao nhất trong ban lãnh đạo. Sue Decker, cựu giám đốc tài chính và gần đây là giám đốc quảng cáo sẽ giữ chức vị chủ tịch tập đoàn.
2. Michael Dell – Hãng máy tính Dell
|
Michael Dell (phải) đang bắt tay với CEO của AMD, ông Hector Ruins |
Michael Dell (đang bắt tay với CEO của AMD, ông Hector Ruins phía bên trái) đã giữ cương vị CEO của hãng máy tính Dell trong một thời gian dài cho đến khi ông này quyết định lui về ở ẩn và "truyền ngôi" cho Kevin Rollins vào năm 2004.
Nhưng cuối tháng 1/2007, sau một năm Dell triền miên đối mặt với hàng loạt những khủng hoảng từ sự trượt dốc của cổ phiếu tới vụ thu hồi pin đáng thất vọng, Rollins đã buộc phải rút lui khỏi Ban giám đốc.
3. Steve Jobs – Hãng máy tính Apple
Steve Jobs biến Apple trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực nhạc số. Năm 1983, Steve Jobs đã đưa John Sculley lên vị trí CEO của Apple với một câu tuyên ngôn nổi tiếng “Bạn muốn dành phần đời còn lại để bán nước đường hay muốn một cơ hội để thay đổi thế giới?”.
Tuy nhiên, kẻ “lật lọng” Sculley, bắt đầu tìm mọi cách làm suy giảm vai trò của Jobs tại chính công ty ông thành lập. Động thái cuối cùng của âm mưu này là điều chuyển Jobs sang phụ trách phát triển Macintosh. Năm 1985, Job rời khỏi Apple.
Mười hai năm sau đó, khi Apple mất phương hướng về đường lối phát triển công nghệ, Jobs đã quay trở lại và biến Apple trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực nhạc số.
4. David Duffield – Công ty sản xuất phần mềm PeopleSoft
|
David Duffield. |
Năm 1999, David Duffield từ bỏ chức giám đốc điều hành tại công ty sản xuất phần mềm PeopleSoft khi công ty này rơi vào tình trạng kinh doanh trì trệ. Sau đó, công ty dù đã có dấu hiệu khởi sắc hơn nhưng có nguy cơ bị đối thủ Oracle thu mua lại và giám đốc điều hành hiện thời Conway nhanh chóng bị hất cẳng.
Duffield trở về tiếp quản công ty nhưng đã thất bại trong cuộc chiến đấu chống lại tham vọng thâu tóm của Oracle. Năm 2005, PeopleSoft đã chính thức thuộc về công ty sản xuất cơ sở dữ liệu Oracle.
5. Larry Ellison – Hãng Oracle
Larry Ellison chưa bao giờ thực sự từ bỏ chiếc ghế CEO tại Oracle nhưng đầu những năm 90, ông đã nhượng lại quyền điều hành cho chủ tịch tập đoàn Rey Lane. Oracle phát triển vững chắc suốt những năm 90. Cho đến năm 2000, Ellison đã lên tiếng đòi lại quyền lực và yêu cầu Lane rời khỏi công ty.
Bức ảnh về Ellison này được chụp tại hội thảo Oracle OpenWorld tại San Francisco năm 2006. Tại đây, ông đã công bố rằng công ty phần mềm của ông sẽ cung cấp một bản sao miễn phí của hệ điều hành Red Hat Enterprise Linux với giá thấp hơn một nửa so với giá Linux đưa ra.
6. Ted Waitt – Tập đoàn máy tính Gateway
|
Waitt (giữa) chụp cùng với CEO Intel, ông Craig Barrett (trái) và Bill Gates tại lễ kỷ niệm lần ra mắt đầu tiên của hệ điều hành Windows XP năm 2001.
|
Ted Waitt có một vài điểm khác biệt hơn so với những vị tổng giám đốc công nghệ khác khi sáng lập ra công ty máy tính Gateway, xây dựng hình hài vững chắc cho công ty với một sự phát triển đáng kinh ngạc để rồi năm 1999 đột ngột rời khỏi công ty.
Hai năm sau, ông quay trở lại cùng với một kế hoạch khai trương những cửa hàng đại lý do Gateway sở hữu và chuyển hướng sang điện tử dân dụng đúng giữa thời điểm hàng loạt những công ty dot-com phá sản.
Kế hoạch đổ bể. Waitt từ bỏ quyền lãnh đạo tại công ty cho Wayne Inouye sau khi mua lại công ty eMachines của ông này năm 2004 và rời khỏi ban điều hành năm 2005.
Theo Vietnamnet