Thứ tư, 31/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/06/2007
Kế hoạch 8.000 tỷ của ngành phần mềm VN chỉ đạt 50%

Mốc doanh thu 500 triệu USD chỉ hoàn thành 50% trong giai đoạn 2001-2005 vì đầu tư không tương xứng với mục tiêu đưa ngành này thành mũi nhọn kinh tế quốc gia.

Ông Phạm Tấn Công, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VN (Vinasa), cho rằng Nhà nước đầu tư cho ngành CNTT thiên về ứng dụng và mua sắm thiết bị mà chưa quan tâm đến công nghiệp phần mềm. Tỷ lệ mua phần mềm trong các dự án đó không quá 10% tổng vốn đầu tư, cộng với tỷ lệ vi phạm bản quyền cao khiến các doanh nghiệp thiếu động lực làm việc.

Trong báo cáo của Vinasa tại Hội nghị tổng kết chỉ thị 58 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển CNTT hôm 15/6, ông Công cho biết nhiều quốc gia có xuất phát điểm thấp như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc... đã thành công vì họ biến tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp phần mềm thành hiện thực.

Ví dụ, năm 2005, Thái Lan đạt 530 triệu USD phần mềm đóng gói, 520 triệu USD phần mềm xuất khẩu; Trung Quốc năm 2003 xuất khẩu phần mềm đạt 250 triệu USD; Ấn Độ đạt giá trị xuất khẩu 23,4 tỷ USD trong năm 2006. Còn Việt Nam năm 2005 mới xuất khẩu được 70 triệu USD trong tổng số 250 triệu USD doanh thu từ phần mềm.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang là địa chỉ hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt hợp đồng gia công phần mềm, nhất là Nhật Bản, và có thể tăng doanh số xuất khẩu của ngành này đến 50-70% một năm. "Người Việt Nam có cơ hội làm việc rất lớn trong lĩnh vực phần mềm vì giới trẻ thế giới đang 'chê' ngành này", ông Công nói vui. "Họ cho rằng làm phần mềm thì thiếu thời gian tìm hiểu để lấy vợ. Còn người Việt có tính chịu khó hơn".

Theo tính toán của Vinasa, thị trường thế giới đang thiếu 1,5 triệu nhân lực về phần mềm. Nhưng hiện tại Việt Nam còn phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và đào tạo đội ngũ này một cách khoa học thì mới đáp ứng được yêu cầu quốc tế.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0