Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/06/2007
Ứng dụng CTTT-TT tại TPHCM Chính phủ - doanh nghiệp - công dân điện tử

TPHCM là địa phương phát triển mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT), hạ tầng và dịch vụ viễn thông với sự tham gia của hầu hết doanh nghiệp viễn thông trong cả nước. Trong định hướng xây dựng TP đô thị tới đây, TPHCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT để trở thành một TP điện tử, tạo thuận lợi cho các hoạt động của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và công dân.

Cơ sở để hướng tới thành phố điện tử

Ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết hồ sơ của người dân tại UBND quận 1. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Tính đến nay, tổng số thuê bao điện thoại của TPHCM là 7,77 triệu, mật độ 125 máy/100 dân (số dân 6,2 triệu), tăng 17,7% so với năm 2006. Điện thoại cố định đạt 1,57 triệu thuê bao, mật độ 25 máy/100 dân, tăng 12,1 %. Điện thoại di động: 6,2 triệu thuê bao, mật độ 100 máy/100 dân; tăng 19%. Về phát triển Internet, số thuê bao Internet quy đổi đạt 2.021.517, mật độ 33%; thuê bao băng thông rộng (ADSL): 355.000, mật độ 6%, tăng 54%; Dial-up: 601.517 thuê bao. Toàn TP có trên 4.500 đại lý Internet công cộng. Đây chính là điều kiện khá tốt để ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước trên địa bàn.

TPHCM đã thực hiện cách làm mới trong triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước, xây dựng mô hình, triển khai thí điểm và sau đó nhân rộng. Cách làm này đã tạo được tính thống nhất trong hệ thống, chọn được trọng điểm để đầu tư và giảm được rủi ro khi ứng dụng CNTT. TP cũng là đơn vị đầu tiên của cả nước triển khai ứng dụng CNTT trên diện rộng ở cấp quận, huyện. Đến nay, kế hoạch xây dựng chính phủ điện tử tại TPHCM đã đạt được một số kết quả khả quan. Đó là đã tích hợp được thông tin từ các hệ thống ở quận, huyện và sở ngành để xây dựng “một cửa điện tử” đầu tiên của cả nước. Qua “một cửa điện tử” lãnh đạo, doanh nghiệp và người dân biết và giám sát được hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, văn hóa, lao động và cấp phép xây dựng.

Hiện nay, 22/24 quận, huyện đầu tư ứng dụng CNTT đồng bộ gồm cả phần cứng, phần mềm, CSDL và đào tạo; 15 đơn vị tham gia cung cấp tình trạng hồ sơ hành chính cho người dân qua hệ thống “một cửa điện tử”. 19 quận, huyện vận hành chính thức 9 phần mềm quản lý hành chính. 12 quận, huyện đã triển khai 4 phần mềm GIS về quản lý xây dựng. Đây cũng là những phần mềm GIS đầu tiên được triển khai ở cấp quận, huyện và đã triển khai thí điểm 3 phần mềm mới về quản lý dự án đầu tư trong xây dựng cơ bản, quản lý đơn thư hành chính và quản lý khiếu nại tố cáo.

Các quận cũng đã được đầu tư hệ thống mã vạch, kiosk màn hình cảm ứng kết nối với hệ thống CNTT để phục vụ người dân.

Tại tất cả 321 phường đã triển khai diện rộng 2 phần mềm quản lý hộ tịch và phần mềm kế toán xã. Triển khai thí điểm 6 phần mềm quản lý hành chính tại các phường của 4 quận.

Đã có nhiều sở thực hiện tốt ứng dụng CNTT. Sở KH-ĐT vẫn là sở đi đầu với các phần mềm đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, quản lý đầu tư. Đã có 55% doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng. Sở Tài chính đã triển khai phần mềm quản lý ngân sách. Các Sở Thương mại, Sở VH-TT cũng được đầu tư đồng bộ với hàng chục phần mềm đang hoạt động. Sở Tư pháp đã triển khai phần mềm quản lý hộ tịch từ TP đến quận, huyện và xuống tận phường xã. Viện Kiểm sát và Tòa án Nhân dân TP cũng đã được đầu tư và phát huy hiệu quả.

TPHCM đã đưa mạng đô thị băng thông rộng vào hoạt động (mạng MAN) phục vụ cho việc kết nối từ các đơn vị lên TP. TPHCM là đơn vị đầu tiên ở phía Nam sử dụng chữ ký số và hệ thống chứng thực điện tử tại Sở BCVT.

Năm 2010: Chính quyền - doanh nghiệp - công dân điện tử

Ứng dụng CNTT-TT để xây dựng TP điện tử sẽ bao gồm chính quyền điện tử: ứng dụng CNTT-TT trong tất cả các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Theo đó, 100% thông tin thuộc các hệ thống thông tin tại sở/ngành, quận/huyện được luân chuyển qua mạng; 100% sở ngành, quận huyện có hệ thống thông tin tác nghiệp. Các dịch vụ công qua mạng như đăng ký kinh doanh, thành lập văn phòng đại diện, giấy phép đầu tư nước ngoài... Xử lý hồ sơ qua mạng như cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận sử dụng đất ở, thủ tục hải quan, thủ tục thuế, quản lý hộ tịch, giải quyết khiếu nại tố cáo, các hoạt động tư pháp...

Để hình thành các doanh nghiệp điện tử, 100% doanh nghiệp vừa có website để cung cấp, tìm kiếm thông tin, giao dịch và thanh toán qua mạng; 50% doanh nghiệp nhỏ có website để cung cấp thông tin.

Để đảm bảo mô hình TP điện tử, không chỉ có chính quyền và doanh nghiệp điện tử mà còn phải hình thành một lớp công dân điện tử. Đó là phải đảm bảo để 100% công dân có nhu cầu đều có điều kiện sử dụng điện thoại, Internet và máy tính; 95% thanh niên có kỹ năng sử dụng các ứng dụng CNTT-TT và khai thác Internet; 100% cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước sử dụng thành thạo máy tính trong tác nghiệp.

Các giải pháp quan trọng

Đại diện lãnh đạo Sở BCVT TPHCM cho biết, với định hướng phát triển như vậy, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đào tạo nhân lực tương ứng rất quan trọng. Theo kế hoạch này, khi đó hạ tầng kỹ thuật sẽ có các chỉ tiêu: điện thoại cố định: 35-40 máy/100 dân, thuê bao Internet: 35-40 thuê bao/100 dân (60% băng thông rộng), người dùng Internet 70%-80% dân số. Phát triển mạng cáp quang đến tất cả các xã phường, khu dân cư, cao ốc trong TP. Triển khai cáp quang để cung cấp dịch vụ đến từng gia đình trong nội thành (Fiber to the home). Hoàn thành phủ sóng mạng truy cập dữ liệu không dây (Wifi, Wimax) tại toàn bộ khu trung tâm, khu vực trọng điểm của TP.

TPHCM đã xây dựng một cơ chế quản lý đầu tư CNTT phù hợp với tình hình riêng của TP. UBND TPHCM đã giao Sở BCVT xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT, chịu trách nhiệm thẩm định các dự án nhóm C, thẩm định thiết kế cơ sở dự án nhóm B, đồng thời ủy quyền Giám đốc Sở BCVT phê duyệt các dự án nhóm C. Hiện nay ở cấp TP đã có cơ quan và cán bộ chuyên trách về CNTT-TT là Sở BCVT nhưng chưa có cán bộ chuyên trách tại các quận huyện. Quản lý BCVT thuộc trách nhiệm của phòng quản lý đô thị quận nhưng không có cán bộ chuyên trách.

Các quận huyện đều có cán bộ tin học để quản lý và vận hành hệ thống CNTT nhưng không có trong biên chế và trực thuộc văn phòng HĐND và UBND quận. Theo Nghị định 64 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước có quy định cơ quan nhà nước có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách về CNTT, vì vậy Bộ BCVT cần phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chức danh chuyên trách về CNTT-TT tại các quận huyện, sở ngành.

Theo SGGP

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0