Thứ năm, 18/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/06/2007
Con nhà nghèo làm môi trường

Thành viên nhóm môi trường đang chat để trao đổi thông tin

 "Chat xanh" - những dòng tin nhắn chậm chạp mang thông điệp môi trường... 

Tiếng gõ bàn phím từ tay mấy em còn lộp cộp từng nhát. Nhưng cũng chính những dòng tin nhắn chậm chạp ấy đang mang những thông điệp môi trường trao đổi với các bạn của Câu lạc bộ BAJ (viết tắt của Tổ chức Cầu châu Á - Nhật Bản) của phường An Khánh (Q.2, TP.HCM) với bạn bè ở Huế.

Thật ra, trước đó ngay cả máy vi tính đối với các bạn còn là cái gì đó lạ lẫm. Khi đến với nhóm môi trường do BAJ tại Huế giúp đỡ, các bạn mới biết đến tin học... Mấy bạn nhỏ vạn đò giờ cũng học theo để bảo vệ môi trường nơi mình ở.

Chat xanh, chat sạch

Tóc vàng khè, da đen nhẻm... Phan Văn Bia (HS lớp 4 Trường tiểu học Phú Bình, Huế) đang chăm chăm nhìn trên màn hình vi tính. Phía bên kia, nickname (biệt danh) của các bạn trong TP.HCM đều có đuôi BAJ đang chat với Bia. Các cậu bạn của Bia là Mị Ni, Văn Luyến cũng dán mắt, khua tay liên hồi trên bàn phím... “Chỗ mình ở đang bị lở đất rất nhanh. Các bạn có biết loại cây nào phù hợp để chống xói mòn? Các bạn biết thu gom nilông như thế nào mới hợp vệ sinh?”... Những dòng chat xanh như thế chạy liên tục vào mỗi chiều thứ năm hằng tuần.

Trưởng nhóm Trần Vĩnh Điện (HS lớp 9 Trường Phạm Ngọc Thạch, Phú Bình, Huế) sau buổi chat đã quyết định: “Trước mắt, chúng ta sẽ thí điểm trồng cây sẵn có ở Huế trên bờ thành. Nếu được, hè này mình sẽ xin các bạn trong TP.HCM một số cây bông giấy để trồng thử”. Và 17 cây bàng, mấy chục cây phượng đã được nhóm môi trường của phường Phú Bình (TP Huế) phủ xanh bờ thành. Điện khẳng định: “Sắp tới chúng em đang trao đổi với các bạn ở An Khánh để nếu được sẽ tiến hành trồng cây gừa ở vùng bờ sông chống xói mòn đất”.

Điện cười tươi nói: “Việc thu nilông dùng tiếng chuông báo hiệu để người dân biết là cũng từ những lần chat”.

... Đã thành thói quen lâu nay, bà con Phú Bình hễ nghe tiếng chuông leng keng vào mỗi chiều thứ ba, thứ bảy là mang các phế thải nilông trong nhà ra trao tận tay các bạn nhỏ trong nhóm môi trường. Theo anh Lê Viết Thịnh - phó chủ tịch phường Phú Bình, người trực tiếp phụ trách nhóm môi trường: “Mỗi năm nhóm môi trường đã thu lượm 7-8 tấn nilông, góp phần giải quyết gần như triệt để vấn đề rác thải nilông ở khu vực. Ý thức bảo vệ môi trường của bà con được nâng lên rõ rệt”.

Công trình xử lý nước thải đầu hai chữ T của trưởng nhóm Trần Vĩnh Điện ở khu ổ chuột  - Ảnh: Đ.C.

Và dự án xử lý nước thải rẻ tiền

Cách đây gần một năm, khi tham gia thảo luận về vấn đề nước thải sinh hoạt không gây ô nhiễm môi trường do BAJ tổ chức, ban tổ chức đã rất thích thú với dự án xây dựng một buồng tắm và hệ thống thoát nước chung dành cho năm hộ gia đình của Điện. Nhưng ngay buổi thảo luận, Điện đã tự phát hiện vấn đề: “Em chỉ chú trọng đến hệ thống thoát nước mà không biết rằng nước thải có xà phòng ra môi trường rất nguy hiểm...”. Và Điện đã đặt câu hỏi cho một tiến sĩ môi trường của Nhật Bản là Kitawaki (BAJ): “Cách xử lý nước thải sinh hoạt ra môi trường? Trung bình của buồng tắm thải 2m3/ngày thì cần hầm xử lý là mấy mét khối?”.

Từ sau lần “chất vấn”, tháng 4-2007, tổ 11 - khu vực ổ chuột của phường Phú Bình, đã xuất hiện hầm xử lý nước thải do chính Điện lập mô hình (được BAJ thông qua) và thực hiện. Về mô hình xử lý nước thải sinh hoạt hai chữ T, Điện cho rằng: “Chỉ cần hai vòng bi bằng bêtông đựng nước, hai ống nước đấu với nhau thành hình chữ T... như vậy chất phế thải như cơm sẽ nằm dưới đáy, xà phòng nhẹ ở trên và chỉ còn nước ở giữa thải ra ngoài. Nước sẽ sạch hơn rất nhiều rồi”.

Nhưng những chất phế thải này phải đổ đi đâu? Điện và bạn là Đỗ Xuân Hùng đã được các thầy ở BAJ hướng dẫn cách xử lý phế thải này thành phân. Hùng vui ra mặt: “ Bây giờ phân bón do bọn em làm ra sẽ được dùng để bón cây”.

Chia tay, Điện tiết lộ thêm: “Em đang làm bể xử lý nước thải ở tổ 14 (khu vạn đò). Sắp tới, em và các bạn còn làm thêm hai bể nước ở khu ổ chuột chân thành. Như vậy là nước thải ra môi trường an toàn rồi”. Cả nhóm hi vọng: “Chúng em chỉ mong có thể làm môi trường ở những khu dân cư nghèo sạch và xanh hơn”.

“Một nhà có chó dữ và hai nhà mới chuyển đến chưa có túi đựng nilông. Các bạn chú ý...” - Tổng kết thu lượm nilông bằng bản đồ tự thiết kế của nhóm - Ảnh: Đ.C.
Nhóm môi trường được thành lập từ năm 2004 qua sự phối hợp của phường Phú Bình và Tổ chức Nhịp cầu châu Á - Nhật Bản với 50 thành viên. 

“Đa số các em đều là con nhà nghèo, sống ở những khu dân cư như vạn đò và các khu ổ chuột... Vì thế vấn đề môi trường rất bức thiết. Chúng tôi hi vọng thông qua hành động của các em sẽ tác động đến ý thức bảo vệ môi trường ở người lớn tốt hơn” - phó chủ tịch phường Phú Bình Lê Viết Thịnh cho biết.

Theo TTO

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0