Thứ tư, 31/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/06/2007
Chúng tôi hài lòng với sức sống của cộng đồng phát triển ở VN

Ngày 23/5/2007, Sun đã tổ chức “Ngày hội Các nhà Phát triển” tại Hà Nội. Ảnh: H.H

“Chúng tôi đã liên tục tới đây 3 lần trong vòng 18 tháng và chúng tôi liên tục đầu tư và phát triển, ở Việt Nam chúng tôi đầu tư nhiều vào đào tạo. Chúng tôi ở đây tìm kiếm cơ hội cộng tác và giúp đỡ”. Đây là phát biểu của ông Naveen Asrani, Giám đốc phụ trách khối Các nhà phát triển, Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Sun Microsystems. Trong chuyến tới VN vừa qua ông đưa ra một số đánh giá rất lạc quan về cộng đồng các nhà phát triển của VN.

 

Đâu là lý do của Sun chọn chủ đề của “Ngày hội phát triển” lần này là vẽ lên Web 2.0?

 

Thực ra bây giờ người ta có thể gọi là web 2.0 hoặc web gì đó cũng được, thể hiện sự chuyển đổi của web từ hệ thống cung cấp thông tin thụ động chuyển sang hệ thống, môi trường trong đó người ta có thể cộng tác, chia sẻ thông tin với nhau một cách tích cực hơn và đấy là xu hướng chuyển đổi của mạng hiện nay. Do đó, tạo ra khả năng cộng tác, khả năng tham dự, nhiều cái khả năng đóng góp hơn nữa và Sun có thể hỗ trợ trong việc tạo ra thế giới như vậy, đó là lý do chúng tôi chọn chủ đề web 2.0. Tất nhiên đấy là cái chủ đề, tên gọi hiện nay người ta dùng, có thể là web bao nhiêu chấm không thì cũng không phải quan trọng lắm.

 

Vừa rồi trong kỷ niệm 10 năm Internet VN, Bộ Bưu chính Viễn thông có đưa ra kế hoạch phát triển công nghiệp nội dung số rất là tham vọng, vậy thì trong thời gian tới Sun sẽ tập trung vào mảng nội dung số, hỗ trợ VN phát triển mảng này như thế nào?

 

Với câu hỏi này về nội dung số thì thực ra đã có trong đầu những người phát triển, tức là người ta nghĩ ra cái gì thì đó là nội dung, còn cái mà chúng tôi đưa ra là các công cụ ví dụ như Java FX hoặc các công cụ khác mà chúng tôi nói ở đây để cho những nhà phát triển có thể hiện thực hoá, có thể tạo ra những nội dung đó của mình, một cách dễ dàng, nội dung đó như thế nào thì chính người ta phải sáng tạo.

 

Chúng tôi đã liên tục tới đây 3 lần trong vòng 18 tháng và chúng tôi liên tục đầu tư và phát triển, ở VN chúng tôi đầu tư nhiều vào đào tạo. Chúng tôi ở đây tìm kiếm cơ hội cộng tác và giúp đỡ. Nếu như quý vị đăng ký vào mạng SPN.com và nếu có ý tưởng gì thì có thể gửi thư điện tử, chúng tôi có thể cung cấp cho quý vị những thông tin mới nhất về những phát triển công nghệ của Sun.

Ngày hội các trường đại học của Sun cũng được tổ chức lần thứ hai tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh như một phần chương trình hỗ trợ nhà phát triển toàn cầu của Sun Microsystems. Các trường đại học tại Việt Nam tham gia vào chương trình năm nay có Đại Học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ Thông tin và Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc giaHồ Chí Minh.

Nằm trong chủ đề của “Ngày hội Các nhà Phát triển” - “Vẽ lên Thế giới Web 2.0”, các chủ đề thảo luận đã được xây dựng nhằm cung cấp cho các nhà phát triển những kỹ năng và công cụ cần thiết để tham gia hiệu quả vào kỷ nguyên Web 2.0.

 

Sau 3 lần tổ chức “Ngày hội các nhà phát triển” ở VN thì Sun đã hoàn toàn cảm thấy thoả mãn hay còn băn khoăn gì về các nhà phát triển ở VN?

 

Chúng tôi sẽ không quay lại nếu như chúng tôi không thoả mãn về kết quả mình đạt được và chúng tôi luôn luôn hài lòng với sự năng động cũng như sức mạnh, sức sống của cộng đồng phát triển của VN cũng như đội sinh viên, các thầy giáo và câu hỏi luôn đặt ra khi chúng tôi kết thúc hội nghị ở đây là bao giờ sẽ là lần tiếp theo. Chúng tôi cũng thấy là các nhà phát triển ở đâu trên thế giới cũng đều như nhau. Ở VN chúng tôi thấy là sự phát triển rất là nhanh chóng đặc biệt là số những người đăng ký vào mạng SPN ở VN là là nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á với tốc độ 25% tăng trưởng trong một năm, đồng thời cộng đồng phát triển ở VN rất thích thú trong việc thử nghiệm các công nghệ mới và rất quan tâm đến các công nghệ của Sun.

 

Chắc các ông cũng biết VN đã có một loạt ký kết về hợp đồng bản quyền, tuy nhiên phía VN cũng đặt ra vấn đề trong một vài năm tới cũng phải có những ứng dụng thay thế cho office Microsoft, theo các ông, việc Việt hoá toàn bộ phần Open Office có cần phải nhờ tới sự hỗ trợ của Sun hay là cứ làm việc trên cộng đồng nguồn mở được và cái đó có tốn nhiều công sức lắm không?

 

Tôi xin cảm ơn anh vì đã bỏ qua Microsoft Office và đã hướng vào Open Office của chúng tôi, tuy nhiên tôi sẽ kiểm tra xem cái phiên bản Open Office tiếng Việt đã có hay chưa, nếu như đã có rồi thì chúng ta không phải lặp lại cái cố gắng đó nữa. Tuy nhiên, có một điều tôi muốn nhắc lại là ngôn ngữ là một thứ thường xuyên thay đổi, sống động, người ta thường xuyên sinh ra những từ mới, những cách sử dụng ngôn ngữ mới nên nếu chúng ta Việt hoá hoặc bản ngữ hoá sản phẩm phần mềm thì chúng ta cũng luôn luôn phải nên giữ mối quan hệ, trao đổi với cộng đồng mã nguồn mở vì người ta sẽ có những từ và thuật ngữ phù hợp nhất, hiện đại nhất.

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0