Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/06/2007
Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm "outsourcing"

Các nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế đang tăng trưởng này tới bước ngoặt hưng thịnh, thâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh công nghệ cao hơn và thu lợi nhuận lớn hơn cũng như giành chiến thắng về thương mại trước những đất nước đã có tiếng từ lâu.

Các chuyên viên sản xuất phần mềm của Công ty FPT
Các chuyên viên sản xuất của một công ty phần mềm VN.
6 năm trước
khi cơ quan tuyển dụng Anh Harvey Nash PLC bắt đầu tìm kiếm một trung tâm ở nước ngoài cho việc kinh doanh phát triển phần mềm mới, Việt Nam chắc chắn không phải là đối tượng lựa chọn của họ. Trong khi các nước như Ấn Độ, Philippines và Nam Phi đã hiểu rõ hiện tượng outsourcing thì Việt Nam mới đang thử sản xuất giày, xe đạp và quần áo rẻ hơn các nước khác.

Tuy nhiên, khi đội khảo sát của Harvey Nash quay trở về từ Hà Nội để đánh giá các lựa chọn, Việt Nam là ứng cử viên hàng đầu. Tiền công thấp, các kĩ năng tiếng Anh được nâng cao và trình độ kĩ thuật của lực lượng lao động đang tạo nên những lợi thế cho Việt Nam. Một liên doanh với Công ty phần mềm FPT Software Corp., một đơn vị của công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam FPT Corp. cũng tạo nên một sức cạnh tranh cho đất nước, đúng vào thời điểm mà mức lương cho outsourcing và việc thay đổi công việc đang tăng lên như ở Ấn Độ.

Hiện tại, Harvey Nash thuê 1.500 nhân công làm việc tại công ty riêng của họ và liên doanh với FPT. Doanh nghiệp phát triển các phần mềm quảng cáo cho các công ty viễn thông như Belgacom SA của Bỉ, tạo các ứng dụng quản lý nhân lực cho chi nhánh tại Anh của Honda Motor Co. và kiểm tra hệ thống phần mềm cho kênh Discovery của Discovery Communications Inc. và kênh MSNBC của NBC Universal.

Kể từ khi bắt đầu mở cửa nền kinh tế vào cuối những năm 1980, Việt Nam thường coi sự tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu nông nghiệp và việc sản xuất đại trà, giá rẻ. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư triển vọng dự cảm rằng Việt Nam có khả năng làm được nhiều hơn thế.

Trong một chuyến thăm Hà Nội vào năm ngoái, người đặt nền móng cho Tập đoàn Microsoft Bill Gates đã nói rằng không có lí do gì mà Việt Nam không thể tiếp bước Ấn Độ trong việc phát triển phần mềm và các dạng outsourcing khác. Quyết định xây dựng một nhà máy chất bán dẫn gần thành phố Hồ Chí Minh của Intel Corp. vào năm ngoái là một động thái bước ngoặt cho những nỗ lực như thế.

Tuyên bố của Intel đại diện cho cộng đồng đầu tư quốc tế khẳng định rằng các công ty công nghệ cao đã sẵn sàng đổ những khoản tiền lớn vào Việt Nam. Đất công nghiệp ở đây rẻ hơn ở Trung Quốc, tiền công cho lao động thấp hơn khoảng 1/3 so với ở các đặc khu kinh tế thuộc  những vùng duyên hải của Trung Quốc. Với dân số gần 90 triệu người mà một nửa trong số này dưới 30 tuổi, biển tài năng của Việt Nam ngày càng rộng và sâu hơn.

Việc Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam cũng không phải là vấn đề quan tâm của hầu hết các nhà đầu tư. Adam Sitkoff, Chủ tịch điều hành phòng thương mại Mỹ tại Hà Nội, cho biết các lãnh đạo Việt Nam đã theo dõi sát sao sự phát triển của Trung Quốc và đang noi theo chiến lược của Bắc Kinh trong việc mở cửa nền kinh tế cho giới đầu tư trong khi vẫn kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị.

Và dù tham nhũng vẫn còn là vấn nạn ở Việt Nam nhưng các lãnh đạo chính phủ nói rằng họ đang nỗ lực giảm bớt các thủ tục hành chính có thể tiếp tay cho việc đút lót, ăn hối lộ. Đồng thời, Việt Nam cũng chào mời các ưu đãi đối với những nhà đầu tư lớn như Intel.

Outsourcing là việc quản lý và/hoặc thực hiện toàn bộ một chức năng kinh doanh được giao cho một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài. Dịch vụ có thể được cung cấp bên trong hay bên ngoài công ty khách hàng; có thể thuộc nước sở tại hoặc ở nước ngoài.

IT Outsourcing là việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Outsourcing phổ biến trong các công ty có nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến. IT outsourcing cũng có nghĩa là việc thuê người bên ngoài thực hiện mảng công nghệ thông tin của công ty mình. Một đối tác như vậy sẽ cung cấp nhân lực làm việc sát cánh với nhân viên của công ty, có khả năng nắm bắt các vấn đề của riêng công ty và từ đó giúp công ty chuyển giao và thực hiện các giải pháp thích hợp.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết kể từ cam kết của Intel, Việt Nam đã nhận được sự quan tâm, chú ý ngày càng tăng từ các công ty công nghệ hy vọng sẽ nối bước con đường của nhà máy sản xuất chất bán dẫn. "Các nhà đầu tư hàng đầu đang tới đây và cảm nhận được những cơ hội. Chúng tôi có một lực lượng lao động trẻ đã quan với công nghệ và việc đào tạo đang ngày càng tốt hơn", ông Sinh nói.

Trong bản thống kê các thành phố cạnh tranh nhất trong lĩnh vực outsourcing năm 2006 dựa vào nguồn cung cấp lao động và cơ sở hạ tầng sẵn có, nhà tư vấn có trụ sở tại California neoIT xếp TP. Hồ Chí Minh vào vị trí hàng đầu trong các thành phố không thuộc Ấn Độ. Hai thành phố không thuộc Ấn Độ còn lại trong Top 10 của danh sách là Manila và Thượng Hải.

Trong khi các công ty nước ngoài đang quan tâm chặt chẽ tới Việt Nam, đất nước cũng đang bắt đầu thành lập các doanh nghiệp công nghệ cao của riêng mình như Glass Egg Digital Media và Alive Interactive Media Inc. tại TP. Hồ Chí Minh, chuyên thiết kế các phần trong các videogame cho những công ty như Microsoft, Sony Computer Entertainment Inc. của Sony Corp. và Electronic Arts Inc. Các công ty Việt Nam khác như TMA Solutions, chuyên phát triển phần mềm cho các khách hàng như Nortel Networks Corp. và Alcatel-Lucent.

"Đây là một ngành kinh tế rất triển vọng của Việt Nam", Louis Nguyen, một chuyên gia tài chính Mỹ gốc Việt, người cho đến tận gần đây là một quản lý quỹ của Tập đoàn VinaCapital, chuyên giám sát một quỹ đầu tư công nghệ đang tích cực đầu tư vào các công ty Việt Nam nhận xét.

Chắc chắn, Việt Nam vẫn còn xa mới trở thành Ấn Độ, Trung Quốc tiếp theo và thậm chí một Philippines thứ hai - các đại gia outsourcing thống trị châu Á. Theo chuyên gia tư vấn công nghiệp B.E.A. Associates Inc., Trung Quốc và Philippines là hai nước dẫn đầu cuộc đua giành thị phần IT outsourcing với trị giá ước đạt 34 tỉ USD vào năm 2005. Hơn thế nữa, ngành công nghiệp outsourcing toàn cầu phụ thuộc nhiều vào chất lượng của mạng viễn thông cũng như đội ngũ nhân tài mà theo các chuyên gia phân tích công nghiệp, Việt Nam vẫn đang còn thiếu về khía cạnh này. Tiếng Anh mà các nhân công Việt Nam nói không được trôi chảy, lưu loát như các lao động Ấn Độ hoặc Philippines.

Tuy nhiên, việc xây dựng mạng viễn thông chắc chắn sẽ nhanh hơn so với việc xây dựng một lực lượng lao động có đủ trình độ và ngày càng có nhiều các công ty như Harvey Nash, sẽ sớm bắt tay tận dụng nguồn chất xám của Việt Nam.

Graham Davies, Phó Chủ tịch cơ sở phát triển phần mềm của Harvey Nash, tiết lộ rằng sau khi bắt đầu từ con số 0 cách đây 6 năm, việc phát triển phần mềm và kinh doanh outsourcing chiếm khoảng 20% tổng số lợi nhuận 449 triệu USD của công ty trong 12 tháng tính đến ngày 31/1. Trong 2 - 3 năm tới, ông Davies hy vọng sẽ có nhiều đơn đặt hàng từ các khách hàng Mỹ để dành tặng cho cơ sở kinh doanh chủ yếu ở châu Âu của Harvey Nash. Bản chất công việc kinh doanh của công ty rất phù hợp với số lượng sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ngày càng đông đảo, gia nhập lực lượng lao động thế giới, khao khát được thử sức trong các loại ngành nghề có thể giúp họ có chỗ đứng trong tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh của đất nước. Thứ trưởng Sinh chỉ ra rằng Chính phủ Việt Nam đang tập trung phát triển giáo dục để tăng cường cái mà ông miêu tả là "cơ sở hạ tầng mềm" của đất nước.

Cũng như những người khác, ông Davies cho rằng sự tập trung này đang đem lại hiệu quả. "Có rất nhiều sự tập trung vào các môn khoa học khó và toán học ở các trường đại học Việt Nam", ông nói trong khi thừa nhận rằng các công ty mới đến đang bắt đầu cạnh tranh với công ty ông trong việc tuyển dụng các cử nhân đại học.

Nguyễn Tuấn, 28 tuổi, là một kiểu nhân công mà các nhà outcourcing đang hy vọng kéo về làm việc. Ngồi tại nơi làm việc trong khu văn phòng 3 tầng của Harvey Nash tại Hà Nội, anh nói thành thạo tiếng Anh và là kĩ thuật viên mật mã chuyên nghiệp. "Đây là một công việc phù hợp với tôi", Tuấn nói trong khi đang tính toán mật mã cho phần mềm của một công ty dịch vụ tài chính ở London. "Đôi khi các vấn đề rất khó giải quyết nhưng đó là thách thức".

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0