Cập nhật: 01/06/2007 |
Việt Nam: Trung tâm gia công CNTT mới |
|
|
Hạ tầng cơ sở viễn thông chưa tốt là một trong những yếu tố hạn chế phát triển các dịch vụ gia công công nghệ cao của VN.
|
Tạp chí The Wall Street Journal (Mỹ), ngày 29.5 đăng bài viết của tác giả James Hookway đánh giá việc VN nổi lên như một trung tâm mới của ngành công nghệ cao thế giới;
|
|
Phân tích những thế mạnh và hạn chế so với các quốc gia khác trong khu vực. Lao Động xin lược dịch bài viết (các tiêu đề do LĐ đặt).
Ứng cử viên hàng đầu Các nhà đầu tư nước ngoài cùng với chính phủ VN đang thúc đẩy nền kinh tế nước này tiến xa hơn nữa vào các lĩnh vực kinh doanh liên quan tới công nghệ cao hơn và mang lại lợi nhuận lớn hơn, từ đó giành được thêm lợi thế về thương mại so với các quốc gia đi trước.
6 năm trước, khi tập đoàn Harvey Nash PLC (Anh) bắt đầu tìm kiếm một trung tâm trong khu vực cho lĩnh vực kinh doanh mới của mình là phát triển phần mềm, VN không phải là một lựa chọn hiển nhiên. Trong khi các nước như Âận Độ, Philippines và Nam Phi đã bắt đầu hoà nhịp vào hiện tượng gia công, thì VN vẫn còn đang tập trung sản xuất giày dép, xe đạp và quần áo giá rẻ.
Nhưng sau khi nhóm nghiên cứu của Harvey Nash tới Hà Nội, VN đã trở thành ứng cử viên hàng đầu. Những yếu tố như giá nhân công thấp, các kỹ năng tiếng Anh đang tiến bộ và hiệu quả về kỹ thuật đem lại nhiều thuận lợi.
Đến nay, Harvey Nash đã thuê 1.500 người trên khắp VN thông qua hoạt động kinh doanh riêng cũng như hoạt động đối tác với FPT. Công ty phát triển phần mềm tính cước cho các tập đoàn viễn thông như Belgacom SA của Bỉ, tạo các ứng dụng quản lý nhân lực cho Honda Motor ở Anh, thử nghiệm các phần mềm cho Discovery và MSNBC.
Trong chuyến thăm Hà Nội năm ngoái, người sáng lập Hãng Microsoft - Bill Gates - đã nói, không có lý do gì VN không thể theo chân Âận Độ bước vào lĩnh vực phát triển phần mềm và các hình thức gia công khác.
Quyết định của Intel hồi năm ngoái về việc xây dựng nhà máy bán dẫn 1 tỉ USD tại VN là một dấu hiệu cho cộng đồng đầu tư quốc tế rằng, các công ty công nghệ cao đang rất tự tin với việc đổ những khoản tiền lớn vào VN.
Đất công nghiệp ở đây rẻ hơn ở Trung Quốc. Mức lương thấp hơn khoảng 1/3 so với ở các vùng ven biển Trung Quốc. Với dân số gần 90 triệu người, trong đó một nửa dưới 30 tuổi, nguồn tài năng của VN rất dồi dào. Mặc dù nạn tham nhũng vẫn là một vấn đề gây đau đầu, nhưng các nhà lãnh đạo đang cố gắng giảm các thủ tục hành chính quan liêu có thể dẫn đến nhũng nhiễu. Cùng lúc, VN đang đưa ra nhiều chính sách khuyến khích cho các nhà đầu tư.
Nỗ lực rút ngắn khoảng cách Từ sau tuyên bố của Intel, đã có một làn sóng các DN công nghệ quan tâm đặc biệt tới việc theo chân nhà sản xuất này vào VN. Công ty tư vấn neoIT (Mỹ) đã xếp hạng TPHCM là thành phố số 1 (ngoài Âận Độ) trong năm 2006 về độ cạnh tranh cho dịch vụ gia công, dựa trên cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Trong số 10 thành phố đứng đầu, chỉ còn có Manila (Philippines) và Thượng Hải (Trung Quốc) là ngoài Âận Độ (quốc gia số 1 thế giới về dịch vụ gia công).
Trong khi các DN nước ngoài đang tăng sự chú ý tới VN thì quốc gia này cũng bắt đầu nở rộ các DN nội địa, chẳng hạn như Glass Egg Digital Media và Alive Interactive Media ở TPHCM thiết kế các phần của trò chơi điện tử cho các công ty như Microsoft, Sony và Electronic Arts. Các công ty VN khác như TMA Solutions thì phát triển phần mềm cho các khách hàng lớn như Nortel Networks và Alcatel-Lucent.
Dù vậy, VN vẫn còn khoảng cách so với Ấn Độ, Trung Quốc và ngay cả Philippines - những "người khổng lồ" về dịch vụ gia công ở Châu AÁ. Chất lượng các dịch vụ viễn thông và trình độ tiếng Anh của nhân công VN vẫn còn thấp so với các nước kể trên. Chính vì vậy mà VN đang rất nỗ lực để rút ngắn các khoảng cách này, đặc biệt là chú trọng tăng cường giáo dục, đào tạo để xây dựng một đội ngũ nhân lực mới có sức cạnh tranh cao hơn.
Theo Lao động |