Thứ năm, 18/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 30/05/2007
Làn sóng điện thoại hai SIM

Từ sau phong trào ghép hai SIM vào một máy, cộng đồng sử dụng điện thoại di động lại xôn xao bởi sự xuất hiện của loại điện thoại sử dụng 2 SIM cùng một lúc (còn được gọi là Dual SIM).

Đây là những mẫu máy có hai khe cắm thẻ SIM và có thể hoạt động song song hai SIM một lúc.

Samsung W579 sử dụng SIM CDMA và GSM cùng một lúc. Ảnh: 3dnews.

Samsung W579 sử dụng SIM CDMA và GSM cùng một lúc. Ảnh: 3dnews.

Những mẫu điện thoại hoạt động song song cả hai mạng CDMA và GSM đã có từ khá lâu, như Samsung W579 (hiện vẫn được một số đại lý của HT Mobile phân phối với giá trên 12 triệu đồng), hay Motorola A840. Nhưng những model này khó chinh phục được nhiều đối tượng người dùng bởi mức giá khá cao, cộng với sự chưa phổ biến của mạng CDMA.

Hiện đã có những mẫu máy xuất xứ từ Trung Quốc, có khả năng sử dụng cùng lúc hai SIM GSM. Điểm nổi bật của các mẫu máy này là khả năng nhận va thực hiện cuộc gọi, nhắn tin cùng lúc từ cả hai SIM trong máy. Ngoài ra, nó còn được trang bị nhiều tính năng thời thường và giá lại rất phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. Tuy nhiên, chế độ bảo hành và giá cả mỗi nơi một khác.

Chiếm đa số những loại máy này là các model của Trung Quốc, ít tên tuổi và mang nhiều "thương hiệu" khác nhau, nhưng khả năng tùy biến, giao diện và tính năng hầu như giống nhau.

3 loại Dual SIM

Hai khe cắm thẻ SIM trong một máy. Ảnh: Mobile-review.

Các dòng máy dùng hai SIM cùng lúc có thể chia ra thành ba loại: Màn hình cảm ứng không có phím số, điện thoại thanh và loại dạng thanh có hai khe cắm SIM nhưng không dùng được hai SIM cùng lúc.

Với những loại dùng được cùng lúc cả hai SIM thì máy chọn mặc định khe bên trái là SIM A, còn lại là SIM B. Khi đó, logo mạng của SIM A sẽ nằm phía trên so với SIM B trên màn hình. Cùng lúc đó cũng sẽ có hai cột sóng, mặc định, cột trái của SIM A. Mọi cuộc gọi và tin nhắn đều mặc định gửi từ SIM A, tuy nhiên, sẽ có tùy chọn riêng khá dễ hiểu cho từng máy để người dùng có thể thực hiện các tác vụ từ SIM B. Trong trường hợp chỉ một SIM được gắn trong máy, dù bạn cắm ở khe nào thì máy vẫn nhận đó là SIM chính.

Tính năng và thể loại

Xét về tính năng, ngoại trừ không kết nối Bluetooth, hồng ngoại, các mẫu máy hai SIM đều hầu như thỏa mãn được mọi nhu cầu của người dùng với khả năng chơi nhạc MP3 qua loa ngoài cực lớn, chụp hình với độ phân giải ít nhất 1,3 Megapixel, ghi và chơi những đoạn clip trên màn hình rộng.

Hai cột sóng thể hiện máy đang dùng hai SIM. Ảnh: SGTT.

Hai cột sóng thể hiện máy đang dùng hai SIM. Ảnh: SGTT.

Model được ưa chuộng nhất thời điểm hiện nay có CECT Q168 (2,2 triệu đồng), một mẫu điện thoại màn hình cảm ứng thiết kế khá bắt mắt với sườn trước màu đen bóng, mặt sau và nắp pin bọc cao su chống trầy chuyên nghiệp. Một model khác sử dụng sử dụng phím bình thường E302 (2,2 triệu đồng) với khả năng chơi nhạc MP3 lớn qua hai loa ngoài, thiết kế dạng thanh rất thích hợp với người dùng là nam giới.

Ngoài ra, model 8891 (1,6 triệu đồng) có hai khe cắm SIM nhưng mặc định chỉ sử dụng SIM ở khe bên phải, khi bạn muốn sử dụng SIM kia, cần phải qua vài bước cài đặt.

Mặc dù màn hình sắc nét, nhưng giao diện tiếng Việt của chúng chưa thật chuẩn, loa ngoài lớn nhưng thiếu âm trầm và độ sâu, chất lượng ảnh chụp kém, thương hiệu không rõ ràng và chưa được kiểm chứng. Khi mua, người tiêu dùng nên hỏi rõ chế độ bảo hành (ít nhất phải được một tháng), phụ kiện kèm theo (thường có hai pin, tai nghe, cáp dữ liệu, sạc, đế sạc, thẻ 128 - 256 MB), và nên yêu cầu được xem qua vài máy, cũng như cách thực hiện cuộc gọi hay nhắn tin từ SIM B.

Theo Tuổi trẻ

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0