1. Không "giảng đạo", không nêu những chân lý có sẵn
Blog là nơi bày tỏ ý kiến cá nhân nên các tư tưởng mới lạ sẽ tạo sức cuốn hút đặc biệt. Nếu bạn chỉ lặp lại những điều được coi là kiến thức phổ biến, người đọc sẽ thấy nhàm chán.
2. Không kích động các xung đột cá nhân
Những lời nói xấu, nói mát làm nảy sinh mâu thuẫn sẽ tạo cảm giác bực tức đối với độc giả. Quy tắc cần nhớ: Tranh luận với ý kiến trong bài viết chứ không phải người viết.
3. Luôn định hướng chủ đề đang bàn luận
Sự thống nhất về ý tưởng sẽ giúp người đọc nắm rõ ý hơn là kiểu "dây cà ra dây muống". Nếu muốn nói về một vấn đề khác, hãy viết một bài mới.
4. Trích dẫn các câu nói, sự kiện...
Thế giới mạng là của chung nên ai cũng có thể nắm rõ những thực tế. Nếu bạn muốn tỏ ra hiểu biết hơn người, bạn cũng nên ghi nguồn thông tin.
5. Cần đánh dấu chấm, phẩy và viết hoa đúng lúc
Các câu văn dù là sản phẩm của những ý nghĩ bột phát, của cảm xúc dâng trào vẫn cần đúng ngữ pháp và có các dấu tách. Nên tránh viết hoa toàn bộ cả bài vì người đọc sẽ thấy mỏi mắt.
6. Thừa nhận những lỗi sai
Nếu viết một điều gì đó chưa đúng và bị phản hồi, hãy bình tĩnh suy xét vấn đề. Bạn sẽ đáng yêu hơn khi có thái độ tiếp thu tích cực để sửa lỗi và kèm theo một nụ cười :*> xí xóa.
7. Định lại cỡ ảnh cho vừa mắt
Nhiều người để những tấm ảnh khổ lớn, trong khi chữ viết bé li ti, làm người đọc mỏi mắt và mỏi tay kéo thanh cuộn. Ngoài ra, chiều ngang ảnh cần theo chuẩn để tránh vỡ giao diện.
8. Tôn trọng những người đi trước
Những kiến thức, tư tưởng... bạn có ngày hôm nay không ít thì nhiều đều được ảnh hưởng từ người khác. Do đó, không vì bạn có sáng tạo mới mà công kích những cái cũ hơn.
Theo Vnexpress