Thứ tư, 07/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 28/05/2007
80% máy nghe nhạc chính hãng 'chết' do virus

Ảnh: iFrogz.

"Mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận hơn chục 'ca' MP3 gặp sự cố do virus. Còn trục trặc do kỹ thuật chủ yếu thuộc về sản phẩm nhái, hàng Trung Quốc không rõ xuất xứ", Nguyễn Hải Đăng, Trưởng phòng kỹ thuật của CDC, nhà phân phối thiết bị giải trí Hàn Quốc, nói.

Theo ông Đăng, virus nhiễm vào các thiết bị giải trí đa phương tiện như máy MP3, MP4 chủ yếu từ máy tính và ngày càng hoành hành dữ dội trong khi người sử dụng lại hầu như không ý thức rõ được điều này. "Chúng tôi nhận thấy là khả năng kiểm soát virus của người sử dụng rất kém. Thậm chí nhiều người hoàn toàn không có nhận thức nào về tác hại của sâu độc khi nó nhiễm vào thiết bị của họ", chuyên gia của Công ty điện tử công nghiệp CDC cho biết. "Trong một số trường hợp nhiễm virus nặng, chúng tôi buộc phải xóa toàn bộ dữ liệu trong máy, chấp nhận đưa thiết bị trở về chế độ mặc định ban đầu của nhà sản xuất thì mới giải quyết được vấn đề".

Nhiều chuyên gia về sửa chữa thiết bị giải trí đa phương tiện ở Hà Nội cũng cho rằng nếu là sản phẩm chính hãng, việc khôi phục, giải quyết các trục trặc sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Chẳng hạn như các hãng sẽ cập nhật thường xuyên bản sửa lỗi trên trang web hoặc cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng hay xử lý sự cố cũng như công cụ và phần mềm mới.

"Thực tế là đối với các sản phẩm nhái, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc mà gặp sự cố thì khả năng giải quyết là rất khó, gần như không sửa được bởi chúng có những thiết kế theo chuẩn riêng. Vì thế mà những máy như vậy gặp virus, bị rơi vào nước... thường phải bỏ", ông Đăng khẳng định.

Ngoài virus, việc sử dụng pin không đúng cũng gây ra những trục trặc trên thiết bị giải trí số. Chẳng hạn như nếu máy báo pin sắp hết mà vẫn cố dùng làm kiệt pin cũng khiến máy rơi vào tình trạng... liệt, không khởi động được. Trường hợp này nếu là máy chính hãng thì sẽ có chế độ hỗ trợ tự khôi phục nhưng nếu hàng trôi nổi thì coi như "hết thuốc chữa".

"Đối với pin loại lithium, mức điện áp tốt nhất 3,7 V. Nếu tụt xuống dưới 2,4 V thì có thể làm hỏng pin. Nếu dùng lần đầu, cần sạc no pin và nhất thiết không được để máy rơi vào tình trạng kiệt pin", một kỹ thuật viên Công ty CDC hướng dẫn. "Khi dùng pin ngoài thì không được để chảy nước hoặc mua pin chất lượng kém làm hỏng máy. Những trường hợp như vậy sẽ không được bảo hành".

Nhiều công ty cung cấp thiết bị kỹ thuật số cũng đưa ra lời khuyên nếu gặp vấn đề với pin thì tốt nhất là phải tháo chúng ra khỏi máy và chuyển ngay đến trung tâm bảo hành để khắc phục kịp thời chứ không nên tự sấy rồi cắm điện sẽ dẫn đến chập, cháy linh kiện bên trong.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0