Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 28/05/2007
Quảng cáo in-game: Doanh nghiệp trong nước hờ hững!

Theo kết quả thăm dò của Hiệp hội quảng cáo Mỹ, 90% doanh nghiệp Mỹ cho biết sẽ sử dụng một phần ngân sách marketing trong năm 2007 để quảng cáo in-game (trên video game và diễn đàn ảo). Trong khi tại VN, dù đã có nhiều động thái tích cực nhưng loại hình này vẫn chưa "cuốn hút" các doanh nghiệp trong nước…

Game
Quảng cáo in-game "đánh" vào giới trẻ (ảnh: N.Nga)

Casual Game lên ngôi - đón đầu quảng cáo

Giới kinh doanh game cho rằng, quảng cáo in-game tại VN xuất hiện đầu tiên trên một số game MMORPG (game nhập vai trực tuyến), nhưng chưa được chú ý. Phải đến cuối năm 2006, khi Samsung và VTC Game bắt tay ký kết hợp đồng quảng cáo trị giá 200.000 USD trên một loại Casual Game (game đơn giản, giải trí nhẹ nhàng, phổ thông) thì thị trường quảng cáo in-game mới thật sôi động.

Theo đó, thương hiệu, hình ảnh sản phẩm của Samsung được thiết kế nổi bật trên sàn biểu diễn của game trực tuyến Audition - một loại Casual Game - đang hút người chơi.

Ngay lập tức các nhà phát hành, kinh doanh game khác đã nhanh chóng vào cuộc. Điều này thể hiện ở việc, nhiều loại Casual Game hấp dẫn đã được các hãng nhập về từ đầu năm đến nay.

Có thể kể đến như trò Super Dancer Online, một game "chị em" với Audition do VTC Game và Netgame Asia phối hợp; trò Boom của VinaGame; Tiểu Bá Vương của Asia Soft; Vua bóng đá (Extreme Soccer) của Công ty Thế giới ảo (Cyber World). Được biết, năm nay FPT sẽ nhập về 3 loại game, trong đó có cả game đơn giản.

Một đại diện của VDC Net2E, anh Quang Anh cho biết, "các loại Casual Game do tính chất đơn giản, nội dung sát thực với đời sống nên đây là môi trường lý tưởng để thu hút quảng cáo. Ngược lại, một số game nhập vai, dù đã có thời nổi đình đám nhưng đây đều là loại game cổ trang, khó có thể quảng cáo cho các thương hiệu hiện đại được, đó là lý do khiến việc quảng cáo trên các game này thời gian qua không tiến triển…"

"Với game Vua bóng đá, chúng tôi có thể thực hiện được các hình thức quảng cáo đa dạng như đưa logo, thương hiệu, sản phẩm của DN lên màn hình chờ, lên sân thi đấu, các banner quanh sân, trang phục hay trên chính quả bóng", anh Quang Huy, phụ trách Marketing Công ty Cyber World cho biết.

Không chỉ nhập game, một vài công ty đã "đón đầu" thị trường quảng cáo này bằng các ý tưởng mới. Gần đây nhất là dự án sản xuất game độc quyền trên trang web flash socvui.com. Với dự án này, thay vì nguồn gốc của nước ngoài, các game flash (thuộc Casual game, được tập hợp trên các website chuyên biệt) sẽ được sản xuất ngay trong nước, theo sự đặt hàng của các DN.

Doanh nghiệp trong nước vẫn… thờ ơ

bubble game
Một quảng cáo độc quyền của Heineken trên game (ảnh: bubble game)

"Cái khó nhất của chúng tôi vẫn là thuyết phục các doanh nghiệp (DN) trong nước để họ hiểu và lựa chọn hình thức quảng cáo này. Thực tế, vì nó khá mới ở VN nên nhiều DN khi được mời quảng cáo tỏ ra khá dè dặt vì họ chưa biết hiệu quả của nó đến đâu", theo chị Trà My, trưởng Dự án Game Flash tại trang socvui.com.

Được biết, đến nay sóc vui (tên gọi của trang web) đã có được hợp đồng sản xuất game độc quyền, quảng cáo cho các hãng: Pepsi, Coca-cola, Honda. Chị Trà My nói: "thị trường thế giới đi trước ta đến 20, 30 năm nên các DN nước ngoài đã quá quen thuộc và nhanh nhạy với loại hình quảng cáo này".

Chị My cho biết sẽ đưa ra những chiêu thật hấp dẫn để thu hút các DN trong nước: "trước mắt, trong thời gian 3 tháng thử nghiệm, các DN có nhu cầu sẽ được làm game độc quyền đăng trên website của chúng tôi mà không mất chi phí…"

Không chỉ các DN trong nước vắng bóng trên socvui.com mà ngay cả các trang có lượng truy cập khá như: ongame.com.vn của công ty VDC Net2E hay trochoiviet.com.vn… cũng chưa có DN trong nước. Theo đại diện công ty VDC Net2E, một trong những lý do thuộc về chủ quan là trình độ làm game quảng cáo của mình vẫn còn non kém nên hình thức, nội dung game chưa đẹp, chưa thu hút các DN...

Theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Yankee Group, thị trường quảng cáo in-game sẽ gia tăng mạnh mẽ. Doanh số năm 2005 mới là 56 triệu USD, năm 2006 ước đạt 100 triệu USD và dự báo 732 triệu USD vào năm 2010. Tuy nhiên, tạp chí AdWeek ước tính doanh số năm 2010 sẽ lên đến 2 tỉ USD.

Trước thực tế trên, một số công ty kinh doanh game online đã xác định cho mình hướng đi khá chắc chắn. Hiện tại, việc mời gọi quảng cáo chưa phải là ưu tiên số một, mà họ đang và sẽ tập trung vào phát triển cộng đồng, thu hút người chơi; bổ sung, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, nâng cao uy tín công ty. Bởi "có uy tín, có thương hiệu thì việc thu hút quảng cáo là không khó" đại diện một công ty khẳng định.

Anh Trần Mạnh Long, đại diện Hiệp hội Quảng cáo VN, cho biết: "Để thị trường quảng cáo ingame phát triển, trước tiên cần hoàn thiện và làm thông thoáng hệ thống pháp lý về thị trường game online tại VN. Những chồng chéo về các khái niệm, quy định, thủ tục trong các văn bản pháp luật đã khiến game online phát triển chưa xứng với tiềm năng.

Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nếu game phát hành trong nước không hấp dẫn, người chơi sẵn sàng chuyển sang chơi game của nước ngoài, trả tiền cho nước ngoài. Như vậy, thiệt thòi và thất thu đối với ngành công nghiệp game trong nước là điều không tránh khỏi."

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0