Thứ sáu, 19/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 27/05/2007
Nền hành chính điện tử quốc gia: Vài câu hỏi cần trả lời

Vào những năm 1995-1996, khi các bậc tiền bối như cố GS Trần Lưu Chương, Nguyễn Đình Ngọc và các bậc đàn anh như GS Phan Đình Diệu, TS Chu Hảo... lao vào vấn đề tin học hóa các hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin (CNTT) thì tôi đã bằng kinh nghiệm thất bại của kẻ hậu sinh cố thuyết phục các anh là cần chuẩn bị kỹ hơn rất nhiều.

Các anh cũng có cái khó là nếu chuẩn bị kỹ quá thì các lãnh đạo cấp cao khó có thể kiên nhẫn chờ đợi! Nhưng có lẽ các anh chưa trải nghiệm hệ thống lớn nên chưa tin rằng nó khó đến thế trong một nền hành chính nông nghiệp lạc hậu, ọp ẹp. Vì thế, phần chuẩn bị cũng chưa đủ và nhất là làm cho cấp cao hơn kiên định và ủng hộ một “cuộc chiến” lâu dài, gian khổ.

Kết quả là các hệ thống nói chung đều chết. Vài năm sau đó, đề án 112 ra đời. Nó lớn hơn đợt trước, mà sự chuẩn bị thì kém hơn trước, năng lực của cơ quan điều hành khó có thể so với thời kỳ trước. Chúng tôi với sự dè dặt và khiêm tốn chỉ dám viết trên báo PC World VN vào đầu năm 2002 là: “Không nhìn thấy những toan tính hôm nay (112) có cơ thoát khỏi những cái chết hệ thống”. Đáng buồn là lần này thì về cơ bản thậm chí chưa có các hệ thống để mà chết!

Nhưng nền hành chính điện tử là một điều không thể không làm nhanh ở nước ta. Chúng ta có làm được không? Nếu nói là làm được thì bằng cách nào?

Chúng ta đã thấy bao nhiêu thành công của các nền hành chính điện tử trong hoạt động của các doanh nghiệp. Hàng không VN, viễn thông VN, các ngân hàng... là những bằng chứng. Không thể liệt kê hết những thành công ở khu vực này. Hành chính công trên cơ bản cũng giống như hành chính doanh nghiệp. Phải có thể chế rất chặt chẽ thì mới ứng dụng được CNTT.

Nhưng rõ ràng như thế chưa đủ. Hệ thống quản lý thông tin nhân sự quân đội mà tôi trải nghiệm đã nói rõ điều đó. Ta có những thành công trong ứng dụng CNTT vào hoạt động hành chính công không? Có, nhưng chưa nhiều. Nhưng đó lại chính là câu trả lời, là đường đi để hiện thực hóa ước mơ về nền hành chính (công) điện tử. Khi trao đổi với các bạn bè quốc tế về vấn đề này, họ thường nói với tôi rất rõ: nước họ, địa phương họ có bao nhiêu thủ tục hành chính, bao nhiêu đã ở trình độ có thể ứng dụng CNTT (hội đủ nhiều yếu tố chứ không chỉ về mặt thủ tục), bao nhiêu còn phải tiếp tục hoàn thiện. Trên cơ sở đó họ xây dựng kế hoạch chính phủ điện tử cho địa phương họ, cho cả nước họ. Nói vắn tắt về con đường xây dựng nền hành chính điện tử ở nước ta thì dù là ai xin hãy trả lời vài câu hỏi sau đây:

Chúng ta có bao nhiêu thủ tục hành chính, những thủ tục nào là trong nội bộ các cơ quan hành chính với nhau, những thủ tục nào liên quan đến người dân?

Trong ngần ấy thủ tục (thường các nước có khoảng 3.000-4.000 thủ tục) thì những thủ tục nào đã hội khá đủ những điều kiện để ứng dụng CNTT có hiệu quả?

Ở nước ta có nơi nào đã và đang triển khai ứng dụng hiệu quả CNTT cho những thủ tục nào đó trong hàng ngàn thủ tục ấy không? Nếu có thì phải nghiên cứu, hỗ trợ và nhân rộng ngay. Tiếc rằng chúng ta đã rất thiếu tinh thần này. Không ít địa phương có sáng kiến tốt về ứng dụng CNTT giải quyết một số thủ tục hành chính nhưng ít khi được các dự án T.Ư coi trọng. Chúng tôi được biết Bộ Bưu chính - viễn thông đang làm kế hoạch về chính phủ điện tử, giá như bộ có thể trả lời chắc chắn vài câu hỏi trên thì có nhiều hi vọng kế hoạch của bộ sẽ tránh được những vết xe đổ.   

Theo TTO

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0