Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/05/2007
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT

 
Dự thảo Quy hoạch nguồn nhân lực CNTT-TT Việt Nam vừa được Bộ Bưu chính - Viễn thông giới thiệu, theo đó, đến năm 2020, có hơn 80% dân số có kiến thức về CNTT, học sinh trong tất cả các cấp học đều được học CNTT.

Theo dự thảo, đến năm đó, việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong các trường ĐH ở Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, để làm sao cho SV sau khi ra trường sẽ vừa có trình độ chuyên môn lẫn khả năng ngoại ngữ để tham gia vào thị trường nhân lực toàn cầu.


Cụ thể hơn, đến năm 2015, các trường ĐH đào tạo CNTT ở Việt Nam sẽ đạt chuẩn của khu vực ASEAN và 80% SV ra trường sẽ đủ năng lực tham gia thị trường nhân lực toàn cầu.


Phấn đấu đến năm 2010, phần lớn các cán bộ Nhà nước từ cấp TƯ xuống cấp tỉnh, cấp huyện đều có kiến thức về CNTT. Và đến năm 2015, 80% người lao động trong các doanh nghiệp và 70% dân số có thể sử dụng máy tính và các ứng dụng CNTT.


Về nhân lực CNTT, đến năm 2015, sẽ đào tạo 535 nghìn nhân lực ứng dụng CNTT, trong đó có 1.000 tiến sĩ, thạc sĩ cho các cơ quan Chính phủ, các tổ chức nghiên cứu…, đào tạo 22 nghìn giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông  cho các trường ĐH, CĐ và THCN, trong đó có 5.000 TS, 10 nghìn thạc sĩ; 38 nghìn giáo viên CNTT cho các trường phổ thông.


Về ứng dụng CNTT trong giảng dạy, mục tiêu của Bộ đưa ra là đến năm 2010, tất cả giảng viên ĐH, CĐ, THPT, một nửa giáo viên THCS và 30% giáo viên tiểu học sử dụng thành thạo máy tính. Và đến năm 2015, tất cả giáo viên, giảng viên trong mọi cấp học đều có thể sử dụng CNTT trong việc giảng dạy.


Giải pháp nào thống nhất hai hệ thống đào tạo CNTT?


Tại diễn đàn, ông Phạm Mạnh Lâm, Phó viện trưởng Viện Chiến lược bưu chính - viễn thông và CNTT cho biết, tổng số lao động trong ngành CNTT của Việt Nam hiện nay là 220 nghìn người, trong đó 76% là lao động IT, số còn lại là các kỹ sư tốt nghiệp ĐH hoặc cao hơn.


Số nhân lực đang được đào tạo trong hệ thống trường chính quy hiện nay là 18 nghìn người, trong hệ thống trường phi chính quy như các cơ sở đào tạo của nước ngoài, của các doanh nghiệp CNTT… là 15 nghìn người.


Một thực tế là bằng cấp của các cơ sở đào tạo phi chính quy ở Việt Nam chưa được Chính phủ chấp nhận, nhưng lại là nơi cung cấp nguồn nhân lực đầy năng động cho các DN CNTT. Trong khi đó, SV sau khi tốt nghiệp hệ chính quy thường phải tham gia học một khóa đào tạo phi chính quy thì mới đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.


Về vấn đề này, ông Thân Trọng Phúc, Tổng giám đốc Intel Việt Nam cho biết, nguồn nhân lực kỹ sư CNTT của Intel đều lấy từ các trường chính quy như ĐH Bách khoa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, ĐH Công nghệ… Vì chỉ ở những trường chính quy này, SV mới được đào tạo các môn khoa học cơ bản như hóa học, vật lý, bên cạnh CNTT. “Khi vào Intel, các SV này là “sếp”, còn SV tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo khác chỉ là “thợ”, ông Phúc nói.


Vì thế, theo ông Phúc, cần mở rộng các trường ĐH chính quy đào tạo CNTT. Intel cũng đang xúc tiến việc cung cấp giáo trình quốc tế cho các cơ sở đào tạo chính quy từ năm 2008 nhằm nâng cao trình độ cho SV CNTT. Bên cạnh đó, Intel đang làm đầu mối cho một số trường ĐH CNTT ở Mỹ thành lập trường quốc tế tại Việt Nam.


Cần có chuẩn đào tạo


Góp ý với dự thảo này, rất nhiều ý kiến tại diễn đàn đều cho rằng Việt Nam cần xây dựng chuẩn về đào tạo nhân lực.


PGS. Đặng Văn Chuyết, Trưởng khoa Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, tất cả các ngành nghề đều phải có chuẩn đào tạo, CNTT lại càng cần điều này, cần phải sớm có bộ chuẩn về kỹ năng CNTT. Đồng tình với quan điểm này, PGS Nguyễn Ngọc Bình, Phó hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ khẳng định, phải có chuẩn thì mới đánh giá được nhân lực CNTT.


Các chuyên gia nhận xét về Dự thảo
* Ông Thân Trọng Phúc, Tổng giám đốc Intel Việt Nam:

Một kế hoạch đầy ấn tượng, rõ ràng và có từng mục tiêu cụ thể. Nhưng tôi nghĩ phải làm rõ hơn là vai trò của Bộ BC-VT và Bộ GD-ĐT trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Hai bộ nên tập trung vào những thế mạnh của mình, vai trò của Bộ BC-VT là tìm hiểu các DN CNTT xem cần đào tạo cái gì, còn Bộ GD-ĐT đưa ra kế hoạch đào tạo như thế nào.

* Ông David Knapp, Tổng giám đốc Motorola Việt Nam:

Tôi đã từng có kinh nghiệm viết nhiều dự án, nên theo tôi, dự án này cần phải cụ thể hơn. Việt Nam không chỉ đặt mục tiêu đên năm 2015 hay 2020 mà phải có mục tiêu cụ thể từng năm, và quan trọng là qua mỗi năm phải đánh giá việc thực hiện mục tiêu ra sao để có kế hoạch cải tiến. Đặc biệt, dự án phải nói rõ cần bao nhiêu tiền cho việc phát triển nhân lực CNTT, trong đó, Nhà nước chi bao nhiêu, các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo chi bao nhiêu…

* Ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Bộ GD-ĐT:

Tôi nghĩ Chính phủ không nên lập dự án đào tạo CNTT mà nên huy động tất cả các tổ chức, doanh nghiệp vào công việc này, bởi Chính phủ không thể chi trả hết cho việc đào tạo. Hiện nay, thanh niên Việt Nam học các kỹ năng CNTT không phải trong giảng đường (vì không đủ thời gian) mà ở các quán internet công cộng. Thêm nữa, Bộ BC-VT cần nghiên cứu, phân tích thị trường CNTT một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định đào tạo bao nhiêu SV.

 

Theo Nhân dân

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0