Thứ năm, 09/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 23/05/2007
Rắc rối bản quyền thời kỹ thuật số

Brene, TRIPs, các công ước, hiệp định bảo vệ bản quyền sản phẩm trí tuệ mà Việt Nam tham dự đã góp phần làm thay đổi thị trường xuất bản Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của mạng Internet đã làm thị trường xuất bản đứng trước những thử thách mới về vấn đề bản quyền.

Bản quyền sách trên mạng - Từ chuyện như đùa

Lễ ra mắt của Harry Potter 6.
Ảnh: T.V.

Một trong những sự kiện xuất bản ấn tượng nhất năm 2005 là việc ra mắt tập 6 tác phẩm Harry Potter. Từ màn dạo đầu “Phát hành nguyên tác cùng lúc với cả thế giới” đến “Lần đầu tiên phát hành đồng loạt trong phạm vi cả nước”, thế nhưng màn ấn tượng nhất đáng tiếc lại không phải là những hoạt động kể trên mà từ một sự cố về bản quyền.

Tập 6 vừa xuất hiện đã có một nhóm những bạn đọc hâm mộ tự ý dịch ra tiếng Việt và tung ra rộng rãi trên mạng. Hành động này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của NXB Trẻ, đơn vị đã phải vất vả và tốn kém trong việc mua bản quyền ấn phẩm này cùng hàng loạt hoạt động để phát hành sách.

Tuy nhiên, vào lúc đó việc vi phạm bản quyền sách trên phương tiện mạng Internet còn quá mới mẻ nên bà Quách Thu Nguyệt, Giám đốc NXB Trẻ đành phải chấp nhận bỏ qua mà không có một hành động pháp lý nào dù sau đó từ mạng Internet phiên bản dịch trái phép này đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của NXB.

Nhắc lại vụ việc này vì theo dự kiến cuối tháng 7-2007, tập cuối cùng và cũng là tập được chờ đợi nhất của bộ sách Harry Potter sẽ chính thức phát hành. Với tình hình bản quyền sách trên mạng như hiện nay, hoàn toàn có đủ cơ sở để tin rằng một lần nữa việc vi phạm bản quyền kiểu Harry Potter tập 6 lại sẽ tiếp tục tái diễn.

Điều này có cơ sở vì sau hai năm, mạng Internet tại Việt Nam đã trở thành một nơi chứa đựng nhiều vấn đề liên quan đến vi phạm bản quyền nhất. Có thể nói, hiện nay bất kỳ tác phẩm ăn khách nào có mặt trên kệ sách cũng đồng thời có mặt trên các trang web cung cấp sách điện tử mà hoàn toàn không phải lo sợ vấn đề gì về bản quyền.

Lấy ví dụ tiêu biểu như những ấn phẩm của nhà văn Nhật Haruki Murakami như Rừng Nauy, Biên niên ký chim vặn dây cót hoặc của Yoshimoto Banana, như Kitchen, Vĩnh biệt Tugumi vừa được Công ty Nhã Nam mua bản quyền và ấn hành đã lập tức có mặt dưới dạng sách điện tử trên trang web e-books.com. Không thể chuộc lỗi của First News - đơn vị rất mạnh mẽ trong việc bảo vệ bản quyền cũng đã rất nhanh chóng có mặt trên mạng trước sự bất lực của Frist News.

Không chỉ có các tác phẩm văn học nước ngoài chịu cảnh “bản quyền như chuyện đùa”. Các tác phẩm văn học trong nước cũng bị vi phạm trắng trợn. Tác phẩm Chạy án của nhà văn Nguyễn Như Phong vừa xôn xao trên sàn giao dịch bản quyền đã có mặt trên trang web thuvien-ebooks với những lời giới thiệu đầy hấp dẫn. Nhà văn Nhật Chiêu với những truyện ngắn mới nhất cũng không thoát khỏi tình cảnh như vậy.

Có thể nói, hầu như tất cả các tác phẩm của các nhà văn trong nước nổi tiếng đều có mặt trên mạng và dĩ nhiên cũng không có tác phẩm nào được đảm bảo về mặt bản quyền. Một số nhà văn dù rất quan tâm đến việc vi phạm bản quyền trong xuất bản nhưng lại khá thờ ơ với việc vi phạm trên mạng, có người cho rằng: “đành coi đó như một chuyện đùa”.

Đến chuyện mới

Bài học năm 2005 NXB Trẻ đã nếm trải, năm 2007 tình hình đã đổi khác. Theo ông Phạm Sỹ Sáu, trưởng ban khai thác đề tài và giao dịch bản quyền thì năm nay NXB Trẻ sẽ bảo vệ một cách nghiêm khắc nhất bản quyền dịch ấn phẩm Harry Potter 7, các trang web nào đăng những phiên bản dịch trái phép sẽ được yêu cầu xóa bỏ hoặc cơ quan chính quyền sẽ có biện pháp ngăn chặn.

Không biết NXB Trẻ có thành công hay không nhưng ít nhất động thái này cho thấy các đơn vị kinh doanh xuất bản đã bắt đầu quan tâm đến tình trạng vi phạm bản quyền trên mạng. Tuy nhiên, cho đến nay đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản cũng như với các cơ quan có thẩm quyền, bản quyền sách trên mạng vẫn còn là điều quá mới mẻ, nhưng với sự hội nhập kinh tế như hiện nay việc ứng phó đối với các hình thức vi phạm kiểu đó sẽ phải trở thành một việc bình thường nhằm đảm bảo một thị trường công bằng và lành mạnh.

Theo SGGP

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0