Thứ sáu, 19/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 23/05/2007
Mua bản quyền phần mềm Microsoft: Tạo dựng quan hệ đối tác lâu dài

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tổng giám đốc điều hành Microsoft Steven Ballmer tại Văn phòng Thủ tướng - Ảnh: Việt Dũng

Việt Nam đánh dấu bước tiến lớn trong việc cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập WTO bằng việc ký mua bản quyền phần mềm (BQPM) Microsoft Office của Tập đoàn Microsoft sử dụng cho hệ thống máy tính của các cơ quan Chính phủ.

Buổi ký kết đã diễn ra sáng qua tại trụ sở Văn phòng Chính phủ dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tổng giám đốc Microsoft Steve Ballmer.

Giới chuyên gia công nghệ thông tin đánh giá sự kiện Chính phủ đứng ra làm đầu mối mua BQPM sử dụng cho các cơ quan Chính phủ giống như việc VN “mua” hình ảnh về một quốc gia đi tiên phong trong việc tôn trọng bản quyền. Hiện nay, VN đã được đưa ra khỏi danh sách 10 quốc gia vi phạm BQPM cao nhất thế giới khi tỉ lệ vi phạm từ trên 90% giảm xuống còn 88% vào năm 2006.

Theo ông Vũ Đức Đam, thứ trưởng Bộ Bưu chính - viễn thông, số lượng phần mềm có bản quyền mà VN đã mua đảm bảo để hai bên tạo dựng một mối quan hệ đối tác lâu dài, đủ để tạo cú hích làm giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền tại VN, sớm đưa VN từ nước trong nhóm có tỉ lệ vi phạm cao xuống nhóm các nước có tỉ lệ trung bình ở khu vực trong thời gian ngắn nhất. Số tiền bỏ ra mua bản quyền cũng được đánh giá là phù hợp với khả năng tài chính của Chính phủ, phù hợp với điều kiện kinh tế của VN. Hợp đồng này có thời hạn ba năm và sẽ được hai bên xem xét lại sau mỗi năm.

Cùng với việc ký hợp đồng về BQPM, VN và Microsoft cũng đã ký thỏa thuận hợp tác Nhà nước - doanh nghiệp. Theo thỏa thuận, Microsoft sẽ giúp đỡ VN trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chính phủ điện tử, phát triển công nghiệp phần mềm và giúp doanh nghiệp phần mềm VN bước ra thị trường thế giới.

Cũng trong ngày 21-5, Tập đoàn Microsoft đã ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Giáo dục - đào tạo về nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập tại VN, ký hợp đồng cung cấp BQPM Microsoft Office cho Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN.

K.HƯNG

Thứ trưởng Vũ Đức Đam: Không độc quyền trong cơ quan Chính phủ

 Ông Vũ Đức Đam
Liên quan đến việc Chính phủ mua bản quyền phần mềm của Microsoft, Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông VŨ ĐỨC ĐAM, thứ trưởng Bộ Bưu chính - viễn thông.

* Thưa ông, việc Chính phủ mua bản quyền phần mềm của Microsoft đồng nghĩa với việc tất cả máy tính trong các cơ quan của Chính phủ sẽ sử dụng phần mềm của Microsoft?

- Tất nhiên không phải như vậy. Chính phủ chỉ mua một số lượng nhất định. Không thể có chuyện độc quyền dù là sản phẩm hay nhà cung cấp, dù Microsoft hay bất kỳ ai.

* Vì sao Chính phủ lại đứng ra ký hợp đồng chung cho các bộ, ngành mà không để các bộ, ngành tự thỏa thuận mua, giống như Bộ Tài chính đã làm?

- Làm như vậy, muốn giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền thì VN sẽ phải trả chi phí cao hơn rất nhiều. Việc Chính phủ đứng ra mua cho tất cả cơ quan thuộc Chính phủ không chỉ tiết kiệm chi phí trực tiếp mà còn đem lại những lợi ích khác.

* Các phần mềm  Chính phủ đã mua bản quyền sẽ được sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất khi mà phần lớn máy tính ở VN chỉ dùng soạn thảo văn bản?

- Phần mềm văn phòng có rất nhiều tính năng ngoài việc soạn thảo văn bản đơn thuần. Sử dụng tốt các tính năng này sẽ giúp rất nhiều cho nhiệm vụ tin học hóa công tác văn phòng theo đúng nghĩa. Đây chính là trách nhiệm của các cơ quan.

* Thưa ông, tại sao chúng ta lại phải mua phần mềm của Microsoft mà không mua phần mềm của các hãng khác cũng có những tính năng tương tự, hoặc khuyến khích sử dụng những phần mềm nguồn mở được phổ biến rộng rãi trên mạng?

- Phần mềm văn phòng của Microsoft là phần mềm thương mại đóng gói thông dụng nhất. Mặt khác, việc mua bản quyền nằm trong khuôn khổ thỏa thuận đối tác chiến lược. Việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới có ý nghĩa khác hẳn so với mối quan hệ mua bán thông thường và với các doanh nghiệp khác.

Phần mềm mã nguồn mở miễn phí bản quyền trên mạng luôn được khuyến khích sử dụng không chỉ trong các cơ quan nhà nước mà trong toàn xã hội. Việc mua bản quyền phần mềm của Microsoft cũng tạo sức đẩy để phần mềm nguồn mở được sử dụng rộng rãi hơn. Nếu cứ sử dụng phần mềm thương mại không trả phí bản quyền thì đương nhiên chẳng ai nghĩ tới chuyển sang sử dụng phần mềm nguồn mở.

* Liệu VN có nên xây dựng một hệ phần mềm văn phòng của riêng mình?

- Điều quan trọng là tạo môi trường cạnh tranh trên nguyên tắc chuẩn mở để người sử dụng có sự chọn lựa. Việc xây dựng một phần mềm văn phòng riêng của VN cần được xem xét trên tất cả góc độ, đặc biệt là góc độ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa. Tránh duy ý chí và đầu tư mang tính bao cấp. Giải pháp hiện thực hơn là tạo cơ chế, phát triển công cụ để hỗ trợ sử dụng phần mềm văn phòng nguồn mở. Người sử dụng phần mềm mã nguồn mở không phải trả phí bản quyền nhưng rất cần được hỗ trợ kỹ thuật.

 

Theo TTO

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0