Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/05/2007
Thị trường game online: Đua nhau mua game mới

"Thất đại bảo kiếm" của VinaGame đang được triển lãm xuyên Việt để quảng bá cho game "Võ lâm truyền kỳ".

Khoảng hơn một năm qua, thị trường game online (GO) bước vào… đợt điều chỉnh. Thị trường lắng xuống. Không ít Cty cung cấp dịch vụ GO than vãn đang gặp cơn bĩ cực và cắn răng chịu lỗ. Thế nhưng từ cuối 1.2007, đặc biệt là thời điểm sắp bước vào hè hiện nay, thị trường GO đã có chút cựa quậy.

Mua mới hàng loạt game
Tháng 3.2007, khi các Cty cung cấp dịch vụ GO VN đang chưa dứt ta thán về chính sách hạn chế giờ chơi và liên tục vận động giới truyền thông lên tiếng để thúc đẩy Nhà nước tháo gỡ chiếc "vòng kim cô" này, thì tại TPHCM, Cty Netgame Asia đã chính thức giới thiệu GO mới "Super Dancer Online" (SDO). Khi được hỏi, Netgame Asia có e ngại với chính sách hạn chế giờ chơi hiện hành thì thật bất ngờ, bà Julie Ngọc - GĐ kinh doanh của Cty - trả lời: "Chúng tôi chẳng thấy có gì khó khăn, vì theo thống kê, những người chơi game SDO nhiều nhất cũng chỉ 5 giờ/ngày". Nhiều ý kiến nhận xét rằng SDO cũng là game nhảy, cùng loại với game "Audition" của VTC, nhưng được cập nhật nhiều tính năng độc đáo như nhắn tin tức thời 3 chiều, blog, album ảnh v.v...

Sau SDO, VinaGame cũng đã mua "Boom" - một loại game giải trí nhẹ nhàng. Trong tháng 5, game "Boom" tung ra hàng loạt chiêu lôi kéo người chơi như tặng tiền xu để người chơi mua vật phẩm trong game, dùng tiền vàng trong game để đổi quà là các sản phẩm ĐTDĐ N91, máy nghe nhạc iPOD...

Những tưởng game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi đang thất thế nhưng mới đây, FPT Telecom đã công bố mua game "Thiên long bát bộ" (TLBB) dựa theo bộ truyện cùng tên của nhà văn Kim Dung. Ông Lương Công Hiếu - GĐ Trung tâm dịch vụ trực tuyến của FPT Telecom - không tiết lộ giá mua game, nhưng cho biết cũng ngang với số tiền mua game "MU Online" trước đây (hơn 2 triệu USD - PV). Cty AsiaSoft vừa ra mắt game mới "Tiểu Bá vương" tại Cung VHLĐ Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), trong  "Ngày hội thế hệ trẻ".

Các game không "chết"...
Một dạo, "giang hồ" đồn thổi rằng game "Con đường tơ lụa" của Cty VDC-Net2E đã "chết", song ông Trần Bình Dương - quản lý dự án của Cty - cho rằng: "Khi game được chính thức vận hành, chúng tôi không tổ chức các sự kiện bề nổi ồn ào chỉ là vấn đề chiến thuật marketing, chứ không có nghĩa đã "chết". Bà Lương Hoàng Bích Phượng của AsiaSoft khẳng định, từ nay đến cuối năm Cty này sẽ mua tiếp hai game mới nữa.

Than vãn khó khăn, nhưng các Cty dường như vẫn đua nhau nhập game mới. Ông Dương lý giải: "Dù thời gian qua sự phát triển của thị trường game không được như dự kiến ban đầu của các Cty, nhưng thị trường chia làm nhiều phân khúc, có những phân khúc vẫn có thể nhập thêm game mới". Không những không "chết" mà các GO vẫn sống. Một số Cty đã tìm ra con đường sống cho game dù cho chơi miễn phí. Nếu không, FPT Telecom đã không vun tiền mua TLBB. Có khả năng TLBB cho chơi miễn phí sẽ gây áp lực không dễ chịu chút nào đối với game đang có doanh số hàng đầu "Võ lâm truyền kỳ".

Tăng nguồn thu trực tiếp từ việc bán thẻ trong tình hình thị trường hiện nay không dễ như trước, đặc biệt là xu hướng cho chơi miễn phí ngày càng lan rộng. Song với mỗi GO có đến hàng triệu người chơi, nhà cung cấp có thể bù chi bằng việc cho thuê "đất", bán quảng cáo trong game (như trường hợp Samsung quảng cáo trên Audition, tổng giá trị hợp đồng 1,8 tỉ đồng); hoặc dùng game làm một phương tiện, công cụ để kinh doanh thứ khác.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0