’’Còn tiềm năng lớn để phát tri
|
Buổi làm việc của Thủ tướng với Bộ BCVT sáng nay (10/5).
|
ển CNTT’’
Đại diện cho Chính phủ, Thủ tướng nhận định: Bưu chính viễn thông-CNTT là một trong bốn lĩnh vực quan trọng, được quan tâm nhất của chính phủ. Đây là lĩnh vực góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Đảng, Nhà nước và Chính phủ xác định rõ vai trò quan trọng của BCVT-CNTT trong nền kinh tế xã hội và luôn được ưu tiên cho phát triển.
Bằng cách nói ví von, Thủ tướng cho rằng, tác động của CNTT đến người dân ảnh hưởng trực tiếp là: Tại thời điểm này, thay vì văn bản, công văn được viết tay thì phải được đánh máy, thay vì chuyển theo đường ’’chạy bộ, hỏa tốc’’ thì mọi người đã dùng máy tính để mail, fax...
Tuy nhiên, thời gian tới, VN còn rất nhiều tiềm năng phát triển lĩnh vực này. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị ’’mục tiêu, kế hoạch của ngành BCVT-CNTT từ năm 2007 đến 2010 nên có chương trình cụ thể hóa, xác định rõ mục tiêu cho từng lĩnh vực cụ thể.
Đánh giá vai trò của CNTT, Thủ tướng ví dụ điển hình về Báo điện tử:
|
“...Báo điện tử giúp tuyên truyền cho hơn 3 triệu người VN ở nước ngoài. Nếu bình thường, một tờ báo giấy phát hành khoảng 500.000 bản thì trên báo điện tử, có tới 4 triệu lượt người đọc. Ví dụ, website của Chính phủ có tới 3-4 triệu lượt người truy cập/ngày, thuận tiện, và hiệu quả vô cùng. Ngoài ra, với các báo điện tử, chúng ta cập nhật được thông tin đầy đủ, nhanh gọn, thay vì phải đọc cả chồng báo...”
|
Tôi cho rằng mục tiêu BCVT-CNTT Việt Nam đạt mức trung bình của các nước phát triển vào năm 2010 là còn chung chung, và quá chậm đối với những lĩnh vực cụ thể khác, ví dụ như dịch vụ Internet và sản xuất phần mềm."
Thủ tướng cũng gợi ý, "mục tiêu tăng trưởng CNTT là 10% vào năm 2010 có thể đề ra cao hơn, đặc biệt đối với những dịch vụ Internet, điện thoại. Về tồn tại, chúng ta phát triển BCVT-CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước, và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mình".
"Ngành này, rõ ràng, còn có khả năng phát triển nhanh hơn. Tiềm năng của VN trong lĩnh vực này gồm có ba yếu tố chính là con người, thị trường tiềm tàng, còn rất lớn và là nước đi sau nên dễ dàng cập nhật công nghệ mới hơn các nước khác. Hiện tại, tổng thuê bao điện thoại di động và cố định hiện nay vẫn còn xa quá so với nước Thái Lan. Thời gian tới, ngành BCVT nên tập trung vào ba dịch vụ là Internet, điện thoại và CN phần mềm."
’’Chúng ta có thể triển khai nhanh hơn, đặc biệt đột phá trong sử dụng Internet. Bởi lẽ, đây là lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh, và tác động mạnh mẽ, với xa lộ thông tin, được cập nhật hàng ngày, hàng giờ. Trong khi, dân số VN là dân số trẻ (chiếm tới gần 70%) với 23 triệu dân đang ở độ tuổi đến trường.’’ - Thủ tướng nhấn mạnh.
Hậu đề án 112
Vấn đề nóng nhất tại buổi làm việc kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ sáng nay là công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, và trong đời sống nhân dân, tiếp tục ’’kế thừa’’ nhiệm vụ của Đề án 112. Báo cáo lên Thủ tướng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đỗ Trung Tá dự kiến, ngành sẽ tập trung cao độ cho việc xây dựng nền móng cho Chính phủ điện tử. Bộ sẽ trình Thủ tướng Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước vào tháng 6/2007.
Để kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo Quốc gia CNTT, Thủ tướng chỉ đạo:
|
“Với tư cách trưởng ban chỉ đạo QG về CNTT, tôi đề nghị chúng ta nên đưa ra những kế hoạch sát với thực tế, không quá xa vời. Với những mục tiêu này, chúng ta đề ra để quyết tâm thực hiện bằng được. Thà bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ trước mắt còn hơn chạy theo những mục đích khó đạt. Nếu không, chỉ nhìn vào những con số ’’hai chữ số’’, chúng ta đã vội yên tâm với kết quả được xem như ngang bằng với Mỹ, với Anh...”
|
Theo kế hoạch từ nay đến năm 2010 của ngành, 100% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trang tin điện tử cung cấp các thông tin, mẫu biểu hành chính liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó.
Ít nhất 10 dịch vụ công trực tuyến được triển khai tại các thành phố trực thuộc Trung ương và vùng kinh tế trọng điểm, đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử và đào tạo từ xa, khám bệnh từ xa...
Đánh giá về ứng dụng CNTT, Thủ tướng nhận định: ’’Chúng ta đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa thực sự đi vào các cơ quan quản lý, sản xuất và đời sống sinh hoạt người dân. Gần đây, tôi cũng đã có ý kiến về Đề án 112. Mục tiêu đề ra của Đề án thì đúng nhưng hiệu quả thì chưa tương xứng với mục tiêu, dẫn đến kết quả phải ngừng hoạt động, và kiểm toán lại. Vừa rồi, đề án 112 thông báo đã thành lập Trung tâm dữ liệu thì không có dữ liệu, xây dựng phần mềm dùng chung thì không dùng được!??’
Theo đó, công tác ứng dụng CNTT thời gian tới nên triển khai theo đúng chỉ đạo của Nghị định 64, và giao cho Bộ BCVT làm kế hoạch thực hiện. Phương thức triển khai cần xác định rõ theo những mục tiêu cụ thể để thực hiện quyết liệt, và hiệu quả.
Cũng theo Thủ tướng, Đề án 112 ra đời trước khi có Bộ BCVT nên đến thời điểm hiện tại, Bộ cần rút kinh nghiệm từ bài học thất bại này. Bộ nên chú trọng ứng dụng CNTT vào đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, đặc biệt trong quản lý Nhà nước.
Theo Vietnamnet