Thứ năm, 01/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/05/2007
Xúc tiến thương mại: Để tiềm năng thành cơ hội

Khi giới thiệu về tiềm năng thu hút đầu tư vào ngành CNTT Việt Nam, chúng ta vẫn thường nhắc đến nguồn nhân lực trẻ, ham học hỏi, tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng mạnh với 8,7% GDP/năm... Còn trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài thì sao?

Hãy xem xét quan điểm của ông Lorien Hamilton, giám đốc điều hành của TRG International – một công ty Đan Mạch đã nhiều năm hoạt động tại Việt Nam (VN).
Trong một cuộc gặp với các doanh nghiệp (DN) đồng hương sang VN tìm kiếm cơ hội hợp tác, ông Hamilton cho rằng đầu tư cho CNTT tại các DN VN hiện nay mới tập trung vào phần cứng, chưa tương xứng trong đầu tư phần mềm (PM).

“Cơ hội đầu tư vào ngành CNTT - truyền thông ở VN là rất lớn, tuy nhiên, VN cần nâng cấp đường truyền Internet cả trong nước và quốc tế. Hiện tại, giá đường truyền leased line và điện thoại của VN thuộc hàng cao nhất khu vực. Điều đó tác động đến chi phí kinh doanh của nhà đầu tư” - ông Hamilton cho biết thêm. Ông Rene Dines, giám đốc điều hành công ty Esoft Systems (công ty Đan Mạch có chi nhánh tại Hà Nội) cũng có ý kiến tương đồng khi cho rằng việc công ty gặp ít nhiều khó khăn trong mở rộng hoạt động kinh doanh vì không có nhà cung cấp dịch vụ Internet nào đáp ứng nhu cầu về dung lượng đường truyền. Công ty này thường xuyên phải gửi dữ liệu ra nước ngoài, nhưng thường không chuyển được những file từ 10 GB trở lên.

  
Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam(giữa) đang giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp Đan Mạch về cơ sở hạ tầng CNTT-VT của Việt Nam.
Nguồn nhân lực của VN đuợc ông Hamilton thừa nhận là trẻ và cần cù, thông minh nhưng lại rất thiếu các “kỹ năng mềm” như giao tiếp, làm việc theo nhóm, trình bày, làm việc theo quy trình..., và có xu hướng làm theo, bắt chước hơn là chủ động sáng tạo. Họ cũng rất thiếu tác phong chuyên nghiệp. Ngay cả khi đến phỏng vấn xin việc, ứng viên cũng thường ăn mặc không đúng tác phong, đến muộn và không tìm hiểu trước về công ty cũng như vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, ông Hamilton cho rằng “những biểu hiện đó không phản ánh hoàn toàn năng lực của ứng viên và đừng bỏ lỡ cơ hội tuyển được những nhân viên tốt. Điều quan trọng là phải tìm được đúng người, đúng vị trí. Vì vậy, đôi khi cần kiên nhẫn, thay vì phỏng vấn ứng viên bạn có thể dành thời gian để giải thích cho các ứng viên về vị trí mà họ đang ứng cử”. Nhưng liệu có bao nhiêu nhà đầu tư kiên nhẫn như ông Hamilton?

Không chỉ DN nước ngoài, các DN trong nước cũng đánh giá sinh viên VN thiếu “kỹ năng mềm” để hòa nhập với môi trường làm việc tại công ty. Điều này khiến nhiều DN phải mất từ 3-6 tháng để đào tạo lại nhân lực mới. Đó là về mặt bằng chung, còn “để tuyển dụng được một kỹ sư có khả năng quản lý còn khó hơn rất nhiều”, ông Hamilton nói. Đại diện công ty CFDT (DN VN) cũng cho biết, trong các dự án, công ty này vẫn phải thuê chuyên gia Ấn Độ sang làm việc với mức lương cao gấp nhiều lần chuyên gia trong nước. Công việc đó, kỹ sư trong nước có 4-5 năm kinh nghiệm cũng có thể làm được, tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chuyên gia nước ngoài với trong nước là tính chuyên nghiệp, khả năng bắt nhịp nhanh với công việc và làm việc không mệt mỏi.

VN mới chính thức gia nhập WTO được 5 tháng mà đã có rất nhiều đoàn DN nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan... thông qua đại sứ quán hoặc các tổ chức hỗ trợ DN đến thăm các DN VN với mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT. Ngày 16/4/2007, đoàn DN Đan Mạch cũng đã thông qua đại sứ quán, tổ chức DANIDA có buổi tiếp xúc với các DN VN. Tuy nhiên, để các cuộc thăm viếng trở thành buổi xúc tiến thương mại có hiệu quả, đã đến lúc VN đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế, đồng thời lắng nghe tích cực các yêu cầu của nhà đầu tư.

  DOANH NGHIỆP CANADA TÌM KIẾM CƠ HỘI HỢP TÁC
  
 
 Ngày 2/4/2007, tại TP.HCM, cơ quan Tham Tán Thương Mại, tổng lãnh sự quán Canada tại TP.HCM phối hợp cùng hội Tin Học TP.HCM và câu lạc bộ Phóng Viên CNTT-VT TP.HCM tổ chức tọa đàm trong khuôn khổ hội thảo “Sáng kiến Canada: Những cơ hội tốt nhất cho ngành viễn thông di động Việt Nam”.
Phía Canada ngoài đại diện Thương Vụ Canada còn có quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm ngân hàng Đầu Tư Phát Triển Canada (BDC); hiệp hội Khoa Học Kỹ Thuật Monte Jade (Bờ Tây Canada) và lãnh đạo 5 công ty công nghệ viễn thông di động (VTDĐ) Canada.
 
 

 
 
 
 Các DN Canada trong chuyến đi này hướng đến tìm kiếm thị trường cho các ứng dụng trên hạ tầng viễn thông di động. Ví dụ, ứng dụng chăm sóc y tế tại gia, giữ liên lạc liên tục giữa người bệnh với bệnh viện và nhân viên y tế có thể chăm sóc nhiều bệnh nhân hơn. Hoặc ứng dụng e-mail trên điện thoại di động, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền VTDĐ.
 

 

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0