Thứ sáu, 19/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/05/2007
Bài học 112

Lĩnh vực tài chính là một trong số ít có ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả

Chính phủ điện tử được coi là một cuộc cách mạng xã hội. Chỉ khi một chính phủ cai trị được chuyển thành một chính phủ phục vụ thì mới có thể xây dựng được chính phủ điện tử.

Điều an ủi to lớn của đề án 112 (đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước bị Thủ tướng đình chỉ) là nó để lại những bài học.

Bài học đầu tiên là công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) chỉ là công cụ, không phải là mục đích. Nếu chúng ta không trả lời được một cách sáng rõ CNTT-TT sẽ giúp cải tiến hoạt động quản lý như thế nào thì chuyện sập bẫy công nghệ sẽ xảy ra. Trong trường hợp này các đầu tư cho CNTT-TT chủ yếu sẽ chỉ vì CNTT-TT là chính. Mà như vậy thì chỉ tổ tốn thêm tiền cho một bộ máy vẫn hoạt động như xưa.

Bài học thứ hai là phải cải cách mới tận dụng được các ưu thế của CNTT-TT. Các tính năng ưu việt của CNTT-TT (như khoảng cách bị triệt tiêu; tính lan tỏa; khả năng lưu giữ, sắp xếp và nhân bản vô tận với chi phí gần như bằng 0...) tồn tại khách quan và không thể thay đổi. Tuy nhiên, cách thức quản lý hành chính lại có thể thay đổi để tận dụng được các tính năng ưu việt đó. Trong một mô hình khép kín, cát cứ thông tin, cục bộ, bản vị, CNTT-TT không thể phát huy tác dụng.

Chính phủ điện tử được coi là một cuộc cách mạng xã hội. Chỉ khi một chính phủ cai trị được chuyển thành một chính phủ phục vụ thì mới có thể xây dựng được chính phủ điện tử. Và chính phủ điện tử được định nghĩa giản dị như sau: chính phủ điện tử là việc chính phủ sử dụng CNTT-TT để cung cấp thông tin, dịch vụ cho dân và tương tác với dân.

Bài học thứ ba là cần xử lý cho được những vấn đề về khái niệm trước khi thiết kế những phần cụ thể của dự án. Ví dụ, một hệ thống CNTT-TT (CPNet) chỉ kết nối những cơ quan nhà nước sẽ khó giúp giải quyết được bài toán quản lý vì các đối tượng quản lý (các doanh nghiệp và người dân) sẽ nằm ngoài hệ thống.

Bài học thứ tư là phải coi trọng cầu hơn là coi trọng cung. Các dự án CNTT-TT chủ yếu được thúc đẩy bởi những người làm tin học thì rất rủi ro. Những dự án như vậy chỉ vừa gây hao tâm tổn lực cho những chuyên gia CNTT-TT, vừa gây tốn kém cho ngân sách. Để vận hành chính phủ điện tử không thể không xác lập những qui định pháp lý chặt chẽ và những khuyến khích cho đội ngũ công chức trong việc sử dụng CNTT-TT. Đây chính là cơ sở để tạo ra cầu.

Trong quá trình đánh giá lại đầy đủ đề án 112, nhiều bài học kinh nghiệm khác sẽ còn được rút ra, trên đây chỉ là những bài học dễ nhìn và dễ thấy.

Theo Tuổi trẻ

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0