Thứ sáu, 19/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/05/2007
12.000 tỉ đồng được đầu tư ra sao?

Lĩnh vực tài chính là một trong số ít có ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngừng triển khai đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (đề án 112).

Nhưng ít ai biết rằng trong lúc nguồn lực của VN có hạn, nhà nước lại có tới 18 chương trình, đề án, dự án công nghệ thông tin (CNTT) trọng điểm cấp quốc gia kém hiệu quả, gây lãng phí lớn (mà đề án 112 chỉ là một).

Tháng 10-2000, Bộ Chính trị ra chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Tháng 5-2001, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 81/2001/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động triển khai chỉ thị 58 cho giai đoạn 2001-2005. Tháng 7-2002, Thủ tướng lại có quyết định số 95/2002/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở VN đến năm 2005. Theo đó, có bốn chương trình, 14 đề án, dự án trọng điểm quốc gia với mục tiêu:

Đến năm 2005 đưa trình độ và hiệu quả ứng dụng CNTT trong cả nước đạt mức trung bình của các nước trong khu vực.

Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở trung ương, TP Hà Nội, TP.HCM đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực; công nghiệp CNTT đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 20-25%.

Công nghiệp phần mềm đạt giá trị sản lượng khoảng 500 triệu USD/năm, trong đó xuất khẩu đạt 200 triệu USD; đào tạo thêm 50.000 chuyên gia về CNTT...

Dự thảo tổng kết của Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT mới đây cho thấy sau năm năm thực hiện chỉ thị 58 của Bộ Chính trị, trình độ ứng dụng CNTT của VN vẫn còn tụt hậu khá xa so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, chưa đạt mức trung bình trong khu vực như đã đề ra trong kế hoạch. Những kết quả nghèo nàn đó khiến VN đứng trước thách thức lớn với mục tiêu mà Bộ Chính trị đã đề ra là đạt trình độ tiên tiến trong khu vực vào năm 2010.

 “Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa”. (Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị) 

Mặc dù các chương trình, đề án, dự án này đã “ngốn” của Nhà nước hơn 12.150 tỉ đồng (thống kê chưa đầy đủ) nhưng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT cho rằng việc ứng dụng CNTT chưa có tác động đổi mới lề lối làm việc của bộ máy công chức, chưa phục vụ tốt công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Tốc độ phát triển về ứng dụng CNTT còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Về công nghiệp CNTT, các chỉ tiêu về sản lượng phần mềm, xuất khẩu phần mềm và sản xuất máy tính, thiết bị truyền thông trong nước đạt chưa tới 50% chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt, đầu tư cho các chương trình, đề tài, dự án vừa nhỏ giọt vừa dàn trải, trùng lặp nhiều và thiếu sự phối hợp, gây lãng phí, hiệu quả sử dụng thấp. Thật khó tin khi cả 14 đề án, dự án trọng điểm đều không hoàn thành.

Theo Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án nói trên không hiệu quả là do:

Không có cơ chế đặc thù để triển khai ứng dụng và phát triển CNTT.

Thiếu một hệ thống tổ chức chỉ đạo và quản lý thống nhất, tập trung và có hiệu lực; chưa khai thác tốt kinh nghiệm quốc tế để rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức, chi phí và tránh các thiếu sót. Phân bổ vốn đầu tư ngân sách chưa hợp lý, không theo trọng điểm và nhiệm vụ trọng tâm, nặng về cơ chế “xin - cho” và phương án triển khai không tính đến hiệu quả đầu tư.

Thế nhưng ban chỉ đạo vẫn kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép tăng dần đầu tư cho CNTT và truyền thông từ nguồn ngân sách, tiến tới đạt mức không ít hơn 1% ngân sách từ năm 2001 (ngân sách đầu tư cho CNTT giai đoạn 2001-2005 chỉ ở mức 0,2-0,4%).

Theo Tuổi trẻ

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0