Yếu cả số lượng lẫn chất lượng và... tiếng Anh
Hiện nay mỗi một năm các trường ĐH, CĐ đào tạo về nhân lực CNTT trong cả nước cung cấp cho xã hội khoảng 9.000 kỹ sư, cử nhân CNTT. Số lượng đào tạo chuyên gia CNTT giai đoạn 2000- 2005 đã đạt được chỉ tiêu 50.000 người. So với trước đây con số này đã thể hiện cả một sự nỗ lực phát triển vượt bậc nhưng với nhu cầu phát triển, số lượng nhân lực CNTT Việt Nam hiện có vẫn còn quá nhỏ bé.
Nam hiện nay đang vấp phải vấn đề đó là rất vất vả trong đào tạo lại nguồn nhân lực.
Một DNPM tiêu biểu thường chỉ tuyển được tối đa 20% số ứng viên sau vòng sơ loại, và phải thải hồi trung bình 10% số nhân viên tuyển được sau thời gian thử việc. Cái khó của ngành phần mềm Việt
Nam trong vấn đề nhân lực hiện nay không chỉ bởi quá thiếu về số lượng mà nỗi lo ấy còn tăng lên khi chất lượng cũng còn rất thấp.
Chia sẻ với nhận định này, một đại biểu đến từ Công ty Cổ phần Sáng tạo cho biết, nhân lực phần mềm cũng đang là vấn đề khiến họ rất lo lắng. Sinh viên CNTT hiện nay ra trường có bằng nhưng lại chưa làm việc được ngay. Khi nhận vào doanh nghiệp lại phải đào tạo lại từ 3 đến 6 tháng, thậm chí là 1 năm. Bài toán đào tạo nhân lực quả không hề đơn giản. Và còn nảy sinh thêm một vấn đề mới: ngoại ngữ cũng là trở ngại rất lớn.
Trong một kỳ thi sát hạch CNTT của Hội đồng Sát hạch CNTT của các nước châu Á ITPEC được tổ chức tại 7 nước Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Thái Lan, Philipins và Việt Nam mới đây cho thấy, cùng với độ khó của đề thi, tỷ lệ đạt của sinh viên các trường dạy nghề CNTT của Nhật Bản có thể đạt đến 70-80%, còn sinh viên các trường dạy nghề của Việt Nam chỉ có tỷ lệ đạt dưới mức 3%.
Nguyên nhân của tình trạng trên là độ vênh còn quá lớn giữa hệ thống đào tạo và nhu cầu của ngành. Có thể thống kê một loạt những bất cập trong đào tạo, giáo dục CNTT hiện nay như: Phương thức, chương trình đào tạo chậm đổi mới, không phù hợp với yêu cầu, đặc thù ngành CNTT; Đào tạo chính quy có mức xã hội hoá thấp, không khai thông được nguồn lực đầu tư từ xã hội và tạo được động lực thúc đẩy sự đổi mới trong đào tạo...
Với tư cách là Bộ chủ quản về đào tạo nguồn nhân lực CNTT, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Nhung cũng phải thừa nhận còn rất nhiều yếu kém. Yếu kém về nhận thức, yếu kém về chất lượng đào tạo, yếu kém về gắn kết lý luận với thực tiễn.
Bài toán đã có lời giải?
Mặc dù thực trạng là như vậy song cũng theo ông Phạm Tấn Công, bài toán về nhân lực phần mềm VN không phải là quá khó mà hoàn toàn có thể giải được, thậm chí không chỉ cho Việt
Lý do gì khiến Vinasa đưa ra nhận định rất tự tin như trên? Theo họ, Việt
Thế nhưng để coi đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược quốc gia, chắc chắn trong thời gian tới có thể tạo ra được khối lượng các kỹ sư, cử nhân CNTT có uy tín Việt Nam phải khắc phục những khó khăn về trình độ tiếng anh, thứ hai là quy trình, giáo trình và cả chất lượng của chính các giảng viên, giáo viên. Trình độ giáo viên của Việt
Nam cũng chưa đạt chuẩn quốc tế. Phải nghĩ tới việc đưa giảng viên quốc tế vào Việt Nam. Thậm chí, các doanh nghiệp phần mềm có thể tham gia trực tiếp vào quy trình đào tạo nhân lực CNTT này, trước hết DN phần mềm có thể là các nhà đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các cơ sở giáo dục và đào tạo. Cùng đầu tư thành lập các trường ĐH, CĐ. Hơn ai hết họ là những người hiểu được nhu cầu cần có của một sinh viên sau khi tốt nghiệp là gì?
Vinasa cho rằng nếu như có sự thống nhất cao giữa ngành đào tạo và ngành công nghiệp phần mềm thì Việt Nam sẽ sớm có thể đạt được mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp nhân lực CNTT, phần mềm cho thế giới và trong 10 năm, Việt Nam rất có thể sẽ nằm trong top những nước có trình độ đào tạo hàng đầu thế giới các kỹ sư CNTT.
Đây là mục tiêu đầy tham vọng, nhưng khả năng đạt được cũng rất cao nếu có được một giải pháp tổng thể ở tầm quốc gia, đưa ra những chiến lược quốc gia, chắc chắn những lợi thế cạnh tranh quốc tế sẽ nằm trong tay và Vinasasẽ tiên phong trong vấn đề này. Mặc dù đây là vấn đề rất lớn của ngành phần mềm VN nhưng cần nhìn nhận đó không phải chỉ là thách thức mà còn là cơ hội. Nếu chúng ta chớp được cơ hội này thì đây sẽ trở thành một mũi nhọn phát triển quốc gia. Giáo dục đào tạo không chỉ mang tính chất xã hội nữa mà thực sự là hoạt động để chúng ta có thể kinh tế hoá được nó như nhiều quốc gia khác.
Và như vậy, có thể khẳng định, quan trọng nhất vẫn là phải tìm lời giải cho nguồn nhân lực CNTT từ chính giáo dục đào tạo.
Theo Vnmedia
Nam là quốc gia có nguồn nhân lực trẻ, đông đảo hàng đầu thế giới. Thanh niên VN rất yêu thích khoa học tự nhiên, yêu thích công nghệ, máy tính, khả năng toán học, tư duy logic rất tốt. Một điểm khác cũng rất nổi trội và Vinasa coi đó là thế mạnh cạnh tranh của VN với quốc tế đó là truyền thống quyết tâm đầu tư cho giáo dục của Việt Nam. Ông Công cho rằng, khi chúng ta đi vào giáo dục, huy động đầu tư trong nhân dân chính là chúng ta đang tạo ra một cuộc "chiến tranh nhân dân" về giáo dục đào tạo.Nam và cả thế giới. Bởi vì ngay cả trên thế giới hiện nay các nước cũng đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các nước khó khăn nhất về chính sách nhập cư như Mỹ, Đức, Canada hay Nhật bản đều sẵn sàng cấp visa cho những kỹ sư CNTT. Nhưng chỉ riêng lĩnh vực CNTT còn các ngành khác thì không. Điều đó cũng phần nào thể hiện thiệu hụt nghiêm trọng, sự mất cân đối giữa cung và cầu về nhân lực CNTT, phần mềm ở những nước này.
Đấy là về số lượng, còn chất lượng và quy mô thì sao? Theo ông Phạm Tấn Công, đây là một vấn đề nan giải. Các DNPM Việt
Theo bản báo cáo đề dẫn của Tổng thư ký Vinasa Phạm Tấn Công tại buổi toạ đàm, hiện nay, trình độ nhân lực trong các doanh nghiệp phần mềm (DNPM) Việt Nam ở mức khá so với khu vực, nhưng trình độ nhân lực được đào tạo để cung cấp cho công ty lại ở mức kém. Ông Công cho rằng, nhìn chung các DNPM VN đang được đánh giá không thấp trên thị trường quốc tế, thể hiện ở mức độ tăng trưởng không ngừng của doanh số xuất khẩu phần mềm. Song tỷ lệ nghịch với thành công này, khả năng cung ứng nhân lực của hệ thống đào tạo cho DNPM lại không đáp ứng được nhu cầu.