Cập nhật: 24/04/2007 |
Kinh nghiệm mua hàng trên mạng |
|
Hiện nay, mua hàng trực tuyến ngày càng trở nên thông dụng và phổ biến. Những cái tên eBay hay Alibaba luôn được nhắc tới là những địa chỉ mua sắm qua mạng tốt nhất. Nhưng bên cạnh đó, để thực hiện việc mua bán trên đòi hỏi người tham gia cần có kinh nghiệm “chinh chiến” khá “dày”. Dưới đây là một số kinh nhiệm như vậy.
|
|
Ảnh minh hoạ (Ảnh: Money.howstuffworks)
1. Bạn hãy tìm (Search for) sản phẩm mình cần. 2. Trong kết quả tìm kiếm được thì xem những sản phẩm nào không cho phép đấu giá chỉ cho phép mua ngay (Buy it now). Nếu giá mua ngay cao quá thì bỏ qua luôn. Kiểm tra (check) tất cả những rao đấu giá mà mình có cảm giác giá tốt. 3. Kiểm tra từng mẩu rao xem phần nào người bán (seller) cho biết sẽ vận chuyển đi khắp nơi (ship to Worldwide), như vậy có nghĩa là có chuyển hàng tới Việt Nam.
4. Kiểm tra phương thức thanh toán. Người tham gia đấu giá, mua nên bỏ qua tất cả những mẩu rao chỉ chấp nhận thanh toán bằng séc hoặc chuyển tiền mặt. Đây là cách thanh toán vừa không an toàn, vừa không khả thi và nên cẩn thận với những ai yêu cầu thanh toán trực tiếp qua thẻ tín dụng. Hiện nay Paypal đã chấp nhận Việt Nam nên đây là phương thức tốt nhất. 5. Kiểm tra "nhân thân" người bán. Với các mặt hàng có giá trị cao (trên 100 USD) thì chỉ nên mua từ "Power Sellers". 6. Nên kiểm tra lại trong mô tả xem họ có công cụ tính giá vận chuyển đến Việt Nam không. Nếu không có thì viết email hỏi lại “đối tác”về bản thân món hàng như điều kiện thanh toán, vận chuyển và chỉ đấu giá. Khi bạn đã nhận được trả lời của người bán với giá trọn gói (shipping +handling), bạn có thể yên tâm. 7. Xác định giá tối đa mình muốn trả cho mặt hàng đó. Trừ đi vận chuyển và bảo hiểm là ta có được giá cao nhất mình tham gia đấu giá. Trong trường hợp có thể phải trả thuế nhập khẩu cho món hàng đó thì bạn cũng phải tính vào. 8. Khi tham gia đấu giá bạn nên tham khảo cách “mách nước” của các “chiến hữu” khác đã nêu ở trên để có thể mua được giá tốt. Một điều bạn nên lưu ý là mình có “xu hướng” yêu cầu “đối tác” ghi món hàng là quà tặng và hạ thấp giá trị món hàng trong hoá đơn (invoice) để tránh bị đánh thuế nhập khẩu. Tuy nhiên với các mặt hàng có giá trị thì không nên dùng “chiêu” này vì nếu hàng hóa bị thất lạc, hỏng hóc trên đường vận chuyển thì công ty cũng chỉ bồi thường cho ta đúng bằng giá trị trên hoá đơn mà thôi.
Theo VTV |