Bạn biết thông tin về Hội Tin học Việt Nam thông qua?
Cập nhật: 20/04/2007
Công nghiệp phần mềm Việt Nam: Gõ cửa chưa đủ, cần phải mở cửa!
Ngành phần mềm VN đang từng bước hoà nhập với thế giới.
Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Chương trình phát triển CNPM VN đến năm 2010. Khác với chương trình giai đoạn 2001-2005 (nhiều chỉ số bị các chuyên gia CNTT, các DN cho là thiếu tính khả thi), chương trình giai đoạn 2006-2010 tìm được sự đồng thuận nhiều hơn.
Thực tế hơn Giai đoạn 2001-2005 đặt ra kế hoạch 500 triệu USD XK PM, vào lúc ngành CNTT toàn cầu rơi vào suy thoái vẫn chưa gượng dậy được (2001-2002), đầu tư nước ngoài vào VN đang trong thời kỳ trầm lắng, các DN PM VN hầu hết thành lập chưa lâu, còn quá non trẻ và hoàn toàn mới mẻ bước vào lĩnh vực gia công PM với đội ngũ vừa yếu và thiếu. Sau 6 năm, không ít nhược điểm đã được khắc phục.
Nói đúng hơn là, nhiều Cty bắt đầu quen việc, không còn ở giai đoạn mò mẫm mà đã thực sự bắt tay vào khai phá thị trường. Trong đó nổi bật là sự rẽ ngoặt sang thị trường Nhật của khối DN PM trong nước mà đứng đầu là FPT, đã tìm thấy lối ra và gặt hái được nhiều đơn đặt hàng.
Vào thời điểm giữa tháng 4.2007, việc ban hành chỉ tiêu đến năm 2010 dù đặt ra mức 800 triệu USD cũng không... gây sốc như trước đây (trong đó giá trị XK ít nhất đạt 40%). Bởi, đầu tư nước ngoài đang dồn dập đổ vào VN, đặc biệt là công nghệ cao. Hàng loạt các Cty CNTT, viễn thông Châu âu, Châu AÁ đến VN tìm hiểu cơ hội hợp tác. Từ chứng khoán đến nhà đất - những thị trường cực kỳ quan trọng của một nền kinh tế - đều đã sôi trở lại.
Các Cty PM cũng đã cứng cáp hơn. Một số Cty đã ăn nên làm ra và phát triển khá, như Cty cổ phần phần mềm FPT (FPT Software), FCG VN (PSV trước đây), TMA Solutions... Trong bối cảnh này, đặt ra mức tăng trưởng từ 35%-40%/năm đến 2010 không phải là phi thực tế. Hiện FPT Software đã có gần 2.000 lập trình viên. FCG VN và TMA đều đang có trên dưới 700 người, để vươn lên 1.000 vào năm 2010 là điều có thể. Một vài chỉ tiêu khó, như phải xây dựng được 10 Cty có quy mô trên 1.000 người, 200 Cty có quy mô trên 100 người, song nếu ngành PM VN có những đột phá thì có thể đạt được.
6 năm trước, Công viên PM Quang Trung đơn độc với danh xưng khu PM tập trung có quy mô. Nhưng từ nay đến 2010, Chính phủ dự kiến chi 70 triệu USD cho chương trình phát triển CNPM VN, trong đó quan tâm tới việc phát triển các khu CNPM tập trung tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng. Như thế, gánh nặng chỉ tiêu CNPM cả nước nhiều năm qua đè nặng lên TPHCM giờ được phân tán cho một số thành phố lớn, qua đó cũng có nhiều cơ hội hợp tác hơn.
Những bước đi ra thị trường thế giới Theo số liệu từ Hiệp hội DN PM VN, năm 2006, doanh số ngành CNPM VN đạt 300 triệu USD, tăng 30% so với 2005, trong đó XK đạt 90 triệu USD vào các thị trường Mỹ, Châu âu, Nhật. Giá trị gia công XK PM vào thị trường Nhật chiếm ưu thế, cho thấy con đường làm ăn với Nhật đóng vai trò chủ yếu và đang thênh thang vì giá trị hợp đồng thực hiện với VN vẫn chưa tới 1% tổng giá trị PM và dịch vụ hàng năm của người Nhật. Tiềm năng rất lớn của thị trường Nhật là lý do để FPT Software mở Cty tại đất nước này vào tháng 11.2005 và mới đây một Cty nữa lại được mở tại Singapore tháng 3.2007.
Tuy nhiên đối với hai thị trường gia công PM lớn trên thế giới là Bắc Mỹ và Châu âu, các Cty PM VN đến nay đường như vẫn chưa phá vỡ được thế bế tắc. DN từ những thị trường này, cho dù không thể đưa ra được con số đầy đủ có thể tin cậy được, song vẫn được cho rằng là còn hẻo, chủ yếu tập trung vào một số Cty có gốc Mỹ (FCG) hay có liên quan đến Việt kiều (TMA) với những mối quan hệ sẵn có.
Nhìn chung các DN PM VN còn ít có những chuyến đi "gõ cửa" hai thị trường này, hoặc có đi cũng còn rất rón rén. Ngoài ra, theo một số chuyên gia, các Cty PM VN cũng sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với các Cty Âận Độ, Trung Quốc... tại hai thị trường trên. Nhưng nếu không mạnh dạn, làm sao sớm trưởng thành?
HỘI TIN HỌC VIỆT
NAM Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông
Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All
rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet
JSC) - Powered by MVC-Web CMS
2.0