Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/04/2007
Intel tham vọng 'bá chủ' thế giới điện toán và di động

"Chỉ cần điểm qua những gì họ vừa công bố: 45 nm, PC mạng xã hội, giải trí, thương mại trực tuyến, hiệu suất cao, tiết kiệm điện... cũng đủ thấy sức mạnh của họ trong kỷ nguyên đa lõi", chuyên gia Warren Shiau của hãng Strategic Counsel nhận xét.

 

Tấm wafer Intel Penryn.
Tấm wafer Intel Penryn. Ảnh: The Inquirer.

Tại diễn đàn các nhà phát triển Intel (IDF) đang diễn ra ở Bắc Kinh (Trung Quốc), tập đoàn sản xuất thiết bị bán dẫn này đã giới thiệu hơn 20 sản phẩm và sáng kiến công nghệ mới với tham vọng hỗ trợ World Wide Web, máy tính và thiết bị điện tử tiêu dùng hoạt động nhạy bén hơn, dễ sử dụng và bảo mật hơn.

Đột phá về công nghệ đa lõi

Quân bài chiến lược của Intel là công nghệ cổng kim loại Hi-k 45 nm và dòng vi xử lý thế hệ tiếp theo Penryn. Họ cũng công bố lộ trình sản phẩm cho thiết bị điện tử tiêu dùng SoC (System on Chip - cả hệ thống trên một chip) và các mô hình sử dụng trong doanh nghiệp.

Theo Intel, Penryn cho máy để bàn sẽ nâng cao ít nhất 15% hiệu suất cho các ứng dụng hình ảnh, 3D, game... nhờ bộ vi xử lý lõi tứ dựa trên Hi-k 45 nm với xung nhịp 3,33 GHz, FBS 1333 MHz và cache 12 MB.

"Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên đa lõi, kỷ nguyên mà khả năng điện toán sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khả năng cá nhân của con người", Justin R. Rattner, Giám đốc công nghệ của Intel, khẳng định. "Những đột phá của chúng tôi sẽ song hành cùng cuộc cách mạng về mạng xã hội, giải trí trên máy tính và TV, thương mại điện tử và những nhu cầu đang phát triển khác trên Internet".

Intel cũng đã bắt đầu xây dựng sản phẩm dựa trên kiến trúc có khả năng lập trình sẵn, tên mã Larrabee. Kiến trúc này sẽ thúc đẩy ứng dụng điện toán khoa học, nhận dạng, khai khoáng, tổng hợp, đồ họa, phân tích tài chính và y tế. Tập đoàn sản xuất chip còn lên kế hoạch phát triển công nghệ QuickAssist nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các công cụ tăng tốc trong hệ thống máy chủ. 

Ngoài ra, các sản phẩm thuộc kế hoạch Tolapai, dự kiến xuất hiện trong năm 2008, sẽ thu nhỏ 45% kích cỡ và giảm điện năng tiêu thụ xuống 20% so với thiết kế 4 chip tiêu chuẩn, trong khi hiệu suất hoạt động của bộ vi xử lý vẫn được duy trì.

Bên cạnh đó, chip lõi kép và lõi tứ Intel Xeon 7300 sẽ có mặt trong quý III/2007 với phiên bản 80 và 50 watt cho máy chủ phiến, hoàn tất quá trình chuyển đổi sang nền tảng vi kiến trúc Intel Core cho dòng Xeon.  

Đột phá về điện tử tiêu dùng

Cũng tại IDF, Giám đốc Ngôi nhà số Eric Kim của Intel cho biết họ đang tập trung phát triển công nghệ mang lại khả năng kiểm soát, lựa chọn tốt hơn và và có tính cộng đồng cao hơn cho các sản phẩm tiêu dùng như máy để bàn, xách tay, TV, đầu thu kỹ thuật số và các thiết đa phương tiện được nối mạng khác.

Bộ xử lý Intel CE 2110 Media Processor sẽ giúp các hãng điện tử rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, tiết kiệm chi phí, tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng khi cần. Ngoài công nghệ Viiv, Intel còn xây dựng một nền tảng mới dành cho game thủ và những người đam mê điện toán cao cấp là Skulltrail.

CE 2110 gồm CPU XScale nhúng với tốc độ 1 GHz, hệ thống giải mã video phần cứng MPEG-2 và H.264, giao diện bộ nhớ DDR2, và bộ tăng tốc đồ họa 2D/3D. Kiến trúc này cho phép nhà phát triển sản xuất đầu thu kỹ thuật số sử dụng giao thức IP đơn nhất, hoặc kết hợp cả hai giao thức để nhận nội dung từ hệ thống mạng IP và truyền hình kỹ thuật số.

Intel sẽ tích hợp lần đầu tiên giải pháp Wi-Fi/WiMax cho laptop dựa trên công nghệ Montevina với tốc độ kết nối megabit, thông lượng cao và phạm vi phủ sóng rộng hơn so với các công nghệ băng thông không dây khác.

Đột phá về khả năng tích hợp

Anand Chandrasekher, Giám đốc bộ phận "Siêu di động" của Intel, mô tả cuộc cách mạng của Internet cá nhân đã làm thay đổi lộ trình silicon của Intel, đồng thời công bố một loạt đối tác hàng đầu trong việc xây dựng máy tính UMPC và thiết bị Internet di động (MID).

Nền tảng Intel Ultra Mobile 2007 (tên mã McCaslin), được tích hợp trong các dòng UMPC và MID và dựa trên bộ vi xử lý A100 và A110, chipset 945GU Express và hệ thống điều khiển ICH7U I/O Controller Hub, dự kiến được phát hành rộng rãi vào mùa hè này.

Đến 2008, Intel sẽ lại đưa ra một kiến trúc vi xử lý hoàn toàn mới, sử dụng vi mạch 45 nanomet (nm), tên mã Menlow, nhằm giúp mọi người "sử dụng Internet di động cá nhân trong lòng bàn tay".

Các thiết bị MID và UMPC có thể sẽ dùng Linux và Firefox. Ảnh: TrustedReview.
Dòng MID và UMPC mới có thể sẽ dùng Linux và Firefox. Ảnh: TrustedReview.

Một ngày trước khi diễn ra diễn đàn IDF, kế hoạch Intel sẽ chuyển từ Windows sang Linux trong dòng UMPC và MID tiếp theo đã xuất hiện trên web. Theo những nguồn tin này, MID sẽ được trang bị màn hình 4,5 inch - 6 inch. Với hệ điều hành Linux, sản phẩm chỉ mất 18 giây khởi động và 5 giây khôi phục từ chế độ chờ (standby). Thiết bị hoạt động với Firefox, Google Maps, gói ứng dụng văn phòng web và kết nối Wi-Fi và HSDPA.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0