Thứ sáu, 19/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 17/04/2007
Nghệ sỹ khiếm thị và phần mềm học ghi ta

Nghệ sỹ Văn Vượng bên cây đàn ghi ta - “người bạn thân” đã gắn bó thân thuộc với ông trong suốt mấy chục năm qua. Ảnh: TN

Đến với giải thưởng ICT - Thắp sáng niềm tin rất tình cờ, qua sự giới thiệu bởi một người quen, nghệ sỹ khiếm thị ghi ta Văn Vượng chỉ tâm niệm một điều: làm sao từ cuộc thi, tác giả có thể chia sẻ kinh nghiệm của mấy chục năm gắn bó với cây đàn ghi ta của mình, đem kiến thức đó giúp cho những người có hoàn cảnh như mình có thể tiếp cận, học tập một bộ môn nghệ thuật để cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Ý tưởng xây dựng một chương trình dạy học đàn ghi ta hoàn thiện đã được nghệ sỹ Văn Vượng ấp ủ từ cách đây mười năm. Nhưng rồi, nghĩ việc tự thực hiện in thành băng, đĩa sau đó lại phải in ra thành hàng loạt đĩa miễn phí vốn đã là một việc khá phức tạp đối với người sáng mắt, huống hồ bản thân lại bị khiếm thị đã khiến ý tưởng vẫn mới chỉ được ấp ủ. Có những lúc nghệ sỹ đã nghĩ: giá mà có một tổ chức hay cơ quan lo giùm mình việc đó. Thế rồi, thông tin về giải thưởng ICT - Thắp sáng niềm tin lần đầu tiên được tổ chức lại chính là ngọn lửa cháy lên điều ấp ủ bấy lâu của nghệ sỹ.

Phần mềm nghệ sỹ Văn Vượng gửi tới Ban tổ chức giải thưởng ICT - Thắp sáng niềm tin là một sản phẩm đã được thực hiện thành một buổi dạy học đàn hoàn chỉnh. Một buổi dạy học như bao buổi khác đã được thực hiện chi tiết, tỷ mỷ từ nội dung lời giảng, giới thiệu phương pháp tự học ra sao? Cách tiếp cận với cây đàn như thế nào?... trong thời lượng trong hai tiếng đồng hồ.

Khoảng thời gian đó là những kinh nghiệm được cô đúc, tinh tuý nhất từ toàn bộ những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm gắn bó với cây đàn ghi ta, hàng ngàn buổi biểu diễn ở mọi miền đất nước của người nghệ sỹ.

Theo nghệ sỹ Văn Vượng, đối với người khiếm thị, việc học đàn ghi ta đòi hỏi trước tiên là phải biết chữ nổi, loại chữ được dành riêng cho người khiếm thị trên toàn thế giới. Khi đã biết chữ nổi rồi lại phải biết cả những ký hiệu nhạc nổi. Từ chính kinh nghiệm của bản thân mình, nghệ sỹ xây dựng phương pháp hướng dẫn cho các học trò cùng cảnh ngộ của mình cách học nhạc nổi từ những thao tác đơn giản nhất dần lên phức tạp.

Những ngón đàn ghi ta thành thục của người nghệ sỹ khiếm thị cũng được minh hoạ ngay cho mỗi lời giảng của mình. Theo ông, với bài giảng được soạn này, nếu học để biết và trở thành thày dạy nhạc, chỉ cần trong vòng 3 tháng tới 6 tháng là người học có thể hoàn thành được mục tiêu đó.

Không đặt mục đích quá cao cho việc phải giành giải thưởng của cuộc thi, điều mong muốn duy nhất của người nghệ sỹ vẫn chỉ là làm sao có thể chia sẻ, truyền lại cho người đi sau, cùng có cảnh ngộ với mình những kiến thức, hiểu biết được đúc kết trong suốt quãng thời gian làm nghệ thuật miệt mài, từ đó giúp họ có những niềm vui dù bình dị trong cuộc sống. Rất có thể, qua những ngón đàn, niềm vui không chỉ đến với những người khuyết tật mà hơn thế, sẽ là một công cụ hữu ích, một nghề giúp bản thân họ tự kiếm sống, khẳng định mình và hoà nhập tốt hơn với xã hội - Nghệ sỹ Văn Vượng tin tưởng và hy vọng.

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0