Thứ sáu, 19/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/04/2007
Phát triển KHCN: Đổi mới cơ chế gắn với tự chủ

Trong 4 giờ làm việc sáng 13/4 với Bộ KHCN và đại diện cộng đồng các nhà khoa học, Thủ tướng có nhiều ý kiến chỉ đạo cho hoạt động của Bộ Khoa học Công nghệ, trọng tâm là đổi mới cơ chế chính sách gắn với chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan nghiên cứu.

1.jpg
"Phải làm thế nào để các nhà khoa học, cơ sở khoa học có thể sống bằng năng lực, sản phẩm của mình".
Cần xây dựng thị trường KHCN

Nếu trước đây, các DN không quan tâm đến phát triển KHCN, thì bây giờ đã có sự chuyển biến tích cực. Sau khi tiến hành cổ phần hóa cơ bản DN nhà nước, số DN 100% vốn quốc doanh chỉ còn 1.900 trong số 200.000 DN. DN nào cũng thấy cần đổi mới, ứng dụng KHCN. Phải làm sao doanh nghiệp khoa học, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và mọi người dân đều nhận thấy sự cần thiết và lợi ích thiết thực của KHCN trong cuộc sống. 

Nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ KHCN là làm sao chúng ta tạo ra những lực lượng trung gian, tư vấn giới thiệu... để KHCN vào cuộc sống. Cần từng bước hình thành thị trường KHCN, có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp có ứng dụng KHCN cao, có chính sách và biện pháp khuyến khích nghiên cứu thị trường, Thủ tướng chỉ đạo.  

Bộ KHCN phải nghiên cứu đề xuất văn bản tạo mọi thuận lợi theo hướng: nghiên cứu ứng dụng phải theo thị trường.

Nếu không chuyển được vấn đề này, thì sẽ còn là vướng mắc khiến KHCN chậm phát triển, Thủ tướng nhận định. 

Cần phải đổi mới cơ chế chính sách có các viện chiến lược, nghiên cứu khoa học. Bộ cần tạo cơ chế để chuyển các viện, tổ chức nghiên cứu tự chủ hạch toán, tự chủ vốn, tự chủ nhân lực. Phải nghiên cứu xem DN cần gì, thị trường cần gì, tìm đến đó để nghiên cứu, chế tạo, cung ứng. Các cơ quan nghiên cứu chuyển dần sang cơ chế doanh nghiệp khoa học, doanh nghiệp rồi doanh nghiệp mẹ con, gắn với nghiên cứu, triển khai sản xuất. Tính toán cơ chế gì: đất đai, thuế và vốn để khuyến khích hình thức này là trách nhiệm Thủ tướng giao cho Bộ KHCN. 

Đổi mới cơ chế gắn với chế độ tự chủ của CQ nghiên cứu

Thủ tướng chỉ đạo: "Chiến lược phát triển khoa học công nghệ cần được cụ thể hóa, thể chế hóa, phát huy hành lang pháp lý theo hướng phù hợp trong điều kiện mới thay thế cho cơ chế cũ tập trung quan liêu, bao cấp. Hành lang pháp lý ấy phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của khoa học - công nghệ. Đi liền với hành lang pháp lý là hệ thống cơ chế chính sách gắn với thị trường, gắn với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm". 

Sự nghiệp phát triển KHCN là của toàn dân, từ các viện, trường đại học, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Nhiệm vụ của Chính phủ, của Bộ KHCN là tạo cho được hành lang pháp lý, cơ chế chính sách thông thoáng và hiệu quả nhất. 

Vừa qua, VN đã có bước tiến lớn nhưng chưa đạt yêu cầu. Hành lang pháp lý chưa đủ. Hỗ trợ của Chính phủ và của Bộ chưa nhiều. Thậm chí Quỹ phát triển KHCN đã có vốn (200 tỷ, từ năm 2003) nhưng vẫn không hoạt động được. Bộ KHCN phải tham mưu cho Chính phủ và trực tiếp triển khai và rà soát hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách gắn với nhau theo hướng phát huy tối đa tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát huy tối đa các DN ứng dụng khoa học, các nhà khoa học có tài... 

Bộ là cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước, phải chịu khó nghiên cứu đề xuất và tự mình ban hành các quy chế, quy định, cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho các cơ quan nghiên cứu tự chịu trách nhiệm, gắn sản phẩm làm ra với thu nhập, với đời sống. Khâu này có ý nghĩa quan trọng huy động tất cả mọi nguồn lực: nhân lực, cơ sở vật chất. Đây là khâu hàng đầu. 

Có hai vấn đề quan trọng nhất của tự chủ là tự chủ tài chính, tự chủ nhân sự. Phải tính phương án ưu đãi như thế nào, hỗ trợ cho anh em nghiên cứu khoa học. Cơ quan nghiên cứu có tự chủ được thì mới có thể quyết định được vấn đề nhân sự theo chất lượng.

Phải có trọng tâm, trọng điểm nghiên cứu

Nghiên cứu ứng dụng phải gắn với cuộc sống, đem lại lợi ích thiết thực. Nhà nước, cụ thể là Bộ KHCN phải có chính sách hỗ trợ cho ứng dụng công nghệ cao, cho công tác nghiên cứu ứng dụng góp phần vào thành tựu chung của phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay, lực lượng làm KHCN còn thiếu và yếu so với yêu cầu. Tổ chức phát huy cái mình có còn chưa tương xứng, chưa thật tốt. Chúng ta làm còn mờ nhạt quá, chưa có cơ chế chính sách thích hợp. Việc tổ chức sử dụng, phát huy lực lượng KHCN còn thiếu trọng tâm, trọng điểm. 

Trong hai hướng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, Bộ KHCN có trách nhiệm lựa chọn lĩnh vực, ưu tiên dự án cho phù hợp. Sau khi chọn phải đầu tư cho đến nơi đến chốn. Phải xác định rõ đầu tư cơ bản bao nhiêu dự án. Trong nghiên cứu ứng dụng, chọn đề tài ứng dụng trong từng lĩnh vực và phải có sản phẩm thực sự. Sau lựa chọn đề tài thiết thực, giao nhóm làm, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả nghiên cứu, tiến hành nghiệm thu một cách thiết thực.

"Trong đào tạo, tiến hành đào tạo theo nhóm, theo nhiệm vụ đặt ra, đào tạo có trọng tâm bên cạnh đào tạo đại trà. đào tạo các nhà khoa học đầu đàn, phù hợp, tạo sự tiếp nối, đảm bảo nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu. Đào tạo cho 10 - 20 năm sau", Thủ tướng lưu ý.

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0