Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/04/2007
Sau Web 2.0 sẽ là gì? (phần 2)

RealTravel, Garlik và Radar Networks: Ba đại diện của SW.

Kỳ trước chúng ta đã làm quen với khái niệm Semantic Web (SW, tạm dịch: Mạng thông minh) như một ứng cử viên hàng đầu cho sự phát triển của Web 3.0.

Trong số này, chúng ta cùng tìm hiểu xu hướng ứng dụng các công nghệ SW, cũng như sự kết hợp với các công nghệ khác để tạo nên một Web 3.0 đa dạng và hữu ích.

Mạng thông minh đi vào cuộc sống
Trở lại với cách ví von web như một hệ thống xa lộ, ý tưởng về SW cũng giống như việc tạo ra các bảng chỉ đường hết sức chi tiết để tự các xe cộ (ở đây là các máy tính) có thể hiểu và từ đó tự vận hành. Các bảng này có thể chỉ các lối đi, mô tả tình trạng đường sá và giao thông, cung cấp thông tin chi tiết về các địa điểm cần đến.

Một chiếc xe hiểu được các bảng chỉ dẫn này sẽ có thể tự vận hành với sự can thiệp tối thiểu từ người lái.

Cho tới đầu năm 2004, W3C đã hoàn tất việc thiết lập các chuẩn cốt lõi cho SW. Một số công ty đã bắt đầu tạo ra các công cụ phát triển phần mềm dựa trên những chuẩn này; một số nhà nghiên cứu độc lập đã áp dụng chúng vào việc xử lý các khối dữ liệu phức tạp.

Các nhà nghiên cứu công nghệ gene và công nghệ sinh học đặc biệt quan tâm tới SW. Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Đại học Harvard (Mỹ) đã phối hợp thử nghiệm các công nghệ SW để mã hoá các dữ liệu y học, từ đó giúp các nhà khoa học chia sẻ và tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn. Tương tự, nhiều cơ quan của chính phủ các nước cũng đã và đang thực hiện các thử nghiệm với SW.

Trong thực tế, việc ứng dụng SW còn ở mức khá sơ khai, chủ yếu vẫn dừng ở việc kết hợp giữa các tính năng web 2.0 với các kỹ thuật xử lý dữ liệu của SW; và phần lớn mới ứng dụng thử nghiệm cho các doanh nghiệp, tổ chức lớn. Tuy nhiên, một số công ty cũng đã hướng tới các ứng dụng cho người dùng cá nhân.

Chẳng hạn, RealTravel là một dịch vụ kết hợp giữa các tính năng Web 2.0 như tag và blog, với một hệ thống tổ chức dữ liệu kiểu SW; Garlik sử dụng một cơ sở dữ liệu dạng SW để giúp người dùng quản lý thông tin cá nhân. Xa hơn nữa, Radar Networks dự kiến trong năm nay sẽ tung ra một nền tảng phát triển hoàn chỉnh cho các ứng dụng SW thương mại, đồng thời bắt đầu cung cấp các công cụ hợp tác và chia sẻ thông tin dựa trên các kỹ thuật này.

Web 3.0 pha trộn
Web 3.0 không phải chỉ có các công nghệ SW. Có nhiều cách để web trở nên "thông minh" hơn và hữu ích hơn. Chẳng hạn, trong khi SW hướng tới việc tăng tính tổ chức cho dữ liệu bằng cách dựng nên các bảng chỉ đường thì một số nhà nghiên cứu khác tìm cách giúp cho máy tính "hiểu" được ngay cả những dữ liệu hỗn độn, không có cấu trúc. Về lâu dài, các công nghệ kiểu này có tiềm năng kết hợp với các công nghệ SW để tạo hiệu quả cao nhất.

Hiện IBM đã có dịch vụ tự động duyệt qua các trang thông tin, blog, diễn đàn trực tuyến... để tìm kiếm và tổng hợp thông tin, bình luận về một chủ đề cụ thể (chẳng hạn một sản phẩm), từ đó rút ra các kết luận về xu hướng, mà không cần tới các bảng chỉ đường dạng metadata. Tương tự, một công ty tên là Metaweb Technologies cũng hứa hẹn sẽ giúp người dùng "rút ra những kiến thức có hệ thống từ mớ thông tin hỗn độn của mạng Internet hiện thời".

Các dịch vụ mang tính mạng xã hội như Flickr, Last.fm, Del.icio.us thì đã tạo một cấu trúc nền tảng cho các bộ sưu tập hình ảnh, nhạc số và trang web mà người dùng chia sẻ và sử dụng. Theo các chuyên gia, các dịch vụ này dựa vào chính cộng đồng người dùng để tổ chức dữ liệu theo cách suy nghĩ và tổ chức của con người.

Từ sự phong phú của các hướng phát triển Internet, có thể dự báo rằng thế hệ mạng tương lai sẽ pha trộn giữa nhiều công nghệ khác nhau, mang tính bổ trợ cho nhau và nhằm đem lại lợi ích lớn nhất cho người sử dụng.

>>
Sau Web 2.0 sẽ là gì? (phần 1)

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0