Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/04/2007
Sau Web 2.0 sẽ là gì? (kỳ 1)

Joost - một dịch vụ mới sử dụng công nghệ Semantic Web.

Câu trả lời tất yếu là... Web 3.0. Nhưng cụ thể Web 3.0 sẽ là gì thì đương nhiên còn là câu hỏi lớn, bởi ngay Web 2.0 vẫn là một khái niệm rất mới mẻ và chưa hoàn toàn thay thế Web 1.0.

Dù vậy, đã có những nhà nghiên cứu đặt tầm nhìn xa cho Web 3.0 và một trong những dự báo đáng chú ý nhất là thế hệ kế tiếp của Internet sẽ bắt đầu tích hợp trí thông minh của con người!

Mạng thông minh
Web 1.0 là thế hệ đầu tiên của Internet đại chúng, với những nội dung hầu hết mang tính một chiều từ các website đến với mỗi máy tính của người duyệt web. Web 2.0 mang tính tương tác hơn nhiều với những điển hình như mạng xã hội và nội dung do người dùng tải lên, đồng thời tích hợp những công nghệ mới giúp các thao tác trên web trở nên thân thiện, nhanh chóng.

Cộng đồng Internet đã bàn cãi rất nhiều về việc sau Web 2.0 thì "Web 3.0" sẽ là cái gì. Các ý kiến đưa ra rất đa dạng, từ truy cập di động băng rộng phổ biến cho tới các dịch vụ phần mềm trực tuyến theo yêu cầu tràn ngập trên mạng. Theo một trong những ý kiến được đánh giá cao, Web 3.0 sẽ bao gồm những công nghệ cung cấp những cách mới hiệu quả giúp các máy tính tự tổ chức và rút ra các kết luận từ các dữ liệu trực tuyến.

Từ vài năm nay, đã có các dự án nghiên cứu hướng đi cho Web 3.0, trong đó đáng chú ý nhất là dự án Semantic Web (SW, tạm dịch: Mạng thông minh), nhằm tạo cho máy tính khả năng - có vẻ như là "trí thông minh" - để "hiểu" những nội dung trên Internet. Từng bước tiến bộ của hướng nghiên cứu này đã và đang được ứng dụng rải rác trên mạng, từ các website về giải trí hoặc du lịch cho tới các cơ sở dữ liệu (CSDL) khoa học và kinh doanh... Các công cụ của SW hiện nay giúp tự động hoá và nâng cao hiệu quả tìm kiếm trong các CSDL, giúp người dùng chọn lựa thông tin hoặc phân tích các dữ liệu phức tạp một cách tốt hơn.

Web sẽ thành một CSDL khổng lồ?
Một điểm chung mà hầu hết những ý kiến khác biệt về Web 3.0 gặp nhau là ở chỗ, việc áp dụng cách đánh số kiểu cũ dành cho các phiên bản phần mềm (1.0, 2.0...) đối với web là không phù hợp, bởi web liên tục phát triển. Ngay từ bây giờ, những dạng sơ khai của nhiều công nghệ đáp ứng các định nghĩa về Web 3.0 đã được phát triển và ứng dụng. Trước đó, ý tưởng về metadata - một cách để gán cho các trang web những lệnh hoặc nhãn dành riêng cho máy tính đọc, đã có từ giữa thập niên 1990.

Tưởng tượng Internet là một hệ thống xa lộ, với các đường dẫn (hyperlink) là các con đường nối. Người dùng nhìn vào tên các con đường này có thể phán đoán một cách tương đối về nội dung, nhưng những cái tên này hoàn toàn vô nghĩa đối với máy tính. Chẳng hạn, một người có thể hiểu
www.chinhphu.vn có liên quan tới Chính phủ VN, nhưng máy tính, các công cụ tìm kiếm và các phần mềm thì không thể.

Metadata hứa hẹn giúp điền vào phần bảng chỉ dẫn dành riêng cho máy móc, để từ đó nội dung trên mạng có thể được phân loại và gán nhãn một cách phù hợp, giúp máy tính tìm kiếm thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn. Từ năm 1998, các nhà nghiên cứu của W3C - tổ chức tiêu chuẩn quốc tế cho mạng diện rộng toàn cầu - đã thảo luận ý tưởng về SW với tiềm năng không chỉ phân loại mọi dữ liệu trực tuyến, mà còn định nghĩa các mối quan hệ giữa các loại dữ liệu.

Theo ý tưởng này thì Internet sẽ có tính chất tương tự như một CSDL. Các CSDL đưa ra các câu trả lời rất hiệu quả bởi phần mềm quản lý chúng "hiểu" ngữ cảnh của từng truy vấn. Ví dụ, "Số 1 đường Lê Duẩn" được hiểu là một địa chỉ, chứ không phải một cụm từ ngẫu nhiên. Do đó, các nhà nghiên cứu hy vọng, việc định nghĩa các ngữ cảnh cho các dữ liệu trực tuyến một cách rõ ràng như vậy sẽ dẫn tới một mạng Internet mà các máy tính có thể duyệt và hiểu như con người hiểu được.

(Kỳ tới: Hiện trạng và xu hướng của Web 3.0)

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0