Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/04/2007
Cuộc sống, tình yêu và... bàn phím

Ngay từ khi chưa về một nhà với Tú, Linh đã "demo" cảnh tối tối hai vợ chồng "riêng một góc giường", ôm... laptop vào diễn đàn, đọc báo và trao đổi những đường link hay cho nhau xem.

Hình minh họa. (Ảnh: fotosearch)

"Mày thấy có dở hơi không. Tao giải thích suốt 15 phút mà mặt ông ấy vẫn cứ nghệt ra rồi bảo 'thôi em gửi e-mail đi để anh từ từ đọc và có thời gian suy ngẫm'. Yêu Internet còn hơn cả yêu vợ", Hằng bực bội chia sẻ với cô bạn thân.

Công việc của Hằng và Toàn, chồng cô, gắn liền với Internet, e-mail và Yahoo Messenger. Nhưng cô không ngờ nó lại trở thành công cụ giao tiếp chính giữa hai người.

Mỗi khi có xích mích, Hằng chưa kịp nói hết câu, Toàn đã nổi cáu và quát vợ khiến cô chỉ còn biết nước mắt ngắn dài chờ chồng nguôi giận. Khi bình tĩnh trở lại, Toàn thở dài: "Tính anh nóng, lần sau có gì em cứ viết hết vào trong e-mail ấy, chứ nói trực tiếp thế này dễ sinh cãi nhau".

Không mặn mà gì với kiểu gõ bàn phím lạch cạch qua lại khi hai vợ chồng ngồi… ngay cạnh nhau, nhưng Hằng vẫn đành chấp nhận vì chỉ qua e-mail cô mới giúp Toàn hiểu thấu đáo tâm tư của mình.

Không bi đát như Hằng và Toàn nhưng chuyện của đôi Tú - Linh cũng "ly kỳ" chẳng kém.

- Anh ơi, với cho em cái điều khiển

- Ờ, chờ tí

- Nào nào, đến phim Gia đình Simpsons rồi

Đoạn đối thoại trên sẽ không có gì đặc biệt nếu như nó không được thực hiện qua... chat. Ngay từ khi chưa về một nhà với Tú, Linh đã "demo" cảnh tối tối hai vợ chồng "riêng một góc giường", ôm laptop vào diễn đàn, đọc báo và trao đổi những đường link hay cho nhau xem.

Trích đoạn "demo" trên blog của Linh. Ảnh chụp màn hình.

Linh kể, có khi Tú say sưa online đến mức cô nói gì anh cũng ừ ừ, lúc sau quay ra: "Em vừa bảo cái gì ấy nhỉ?" làm cô mất công "tua" lại. Rút kinh nghiệm, từ sau muốn nhờ vả gì, cô gõ luôn trên máy của mình rồi gửi sang cho chồng.

Khi có bầu, bà chị chồng bảo: "Hai đứa chuẩn bị sắm thêm máy tính nữa là vừa, vợ chồng thế này thì con chỉ một tuổi đã biết dùng chuột chơi pikachu, 3 tuổi là chat nhoay nhoáy rồi".

Hằng lại không dễ thích nghi như thế. Cô than thở: "Ở nhà, chồng ôm rịt lấy màn hình, đi làm thì những người xung quanh hình như ai cũng ngại mở miệng. Gọi nhau đi ăn cơm: chat. Trao đổi công việc: chat. Thỏa thuận với đối tác: chat. Đến mức, sếp phải ra quyết định rằng mọi vấn đề, trừ khi không muốn để người ngoài nghe được, đều phải nói miệng".

Trước có e-mail, YM, nay giới trẻ có thêm blog. "Tỏ tình và làm lành trên blog đều rất hiệu quả", Hòa, một giảng viên cao đẳng, chia sẻ. "Lần trước, nàng giận mình suốt mấy ngày dù mình tìm mọi cách chuộc lỗi. Chán nản, mình than mấy câu trên blog và nàng rưng rưng cảm động. Có lẽ đối với con gái, việc công khai bày tỏ tình yêu trước sự chứng kiến của bạn bè luôn là hành động lãng mạn".

Web cá nhân trở thành cầu nối giữa Hòa và bạn gái. Có điều, anh dễ dàng viết cả một tâm sự dài về cô, nhưng để nói trực tiếp một lời yêu thương, anh lại thấy "ngường ngượng, gượng ép thế nào đó".

Dường như Internet, điện thoại di động khiến người ta lười nói chuyện trực tiếp và ngày càng khó tìm lời phù hợp để diễn đạt suy nghĩ của mình. Có những người, khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm, liền buông một câu: "Thôi để lát nữa về anh nhắn tin cho".

Lại có người thích đọc tin nhắn hơn nghe điện thoại và coi SMS là "gia vị" không thể thiếu của tình yêu. "Mỗi khi tạm biệt, người ấy đều chúc mình ngủ ngon. Nhưng mình vẫn lâng lâng khi nhận được dòng tin ngắn ngủi 'em nhớ ngủ sớm đi nhé' bởi nó khiến mình cảm thấy được quan tâm", Trang, cộng tác viên cho một công ty dịch thuật, cho hay.

Nhiều chuyên gia tâm lý và xã hội học tỏ ý lo ngại về "thời đại giao tiếp bằng ký tự" hiện nay. Như trường hợp của Trang, mỗi lần trao đổi với đối tác trên mạng, cô luôn tạo được ấn tượng là người thông minh, năng động, khéo nói. Nhưng khi gặp trực diện, cô thấy từ ngữ như bay đi đâu mất. Do không biết cách dẫn dắt, gợi mở, câu chuyện của cô với đối tác trở nên khô khan và nhàm chán.

Theo tiền phong

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0