Thứ năm, 01/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/04/2007
Điện thoại thời... wireless

Một khách hàng sử dụng dịch vụ truy cập Internet không dây qua USB tại buổi thử nghiệm của S-Fone - Ảnh: Minh Phúc Hồ

Hiện nay, việc truy cập Internet không dây tốc độ cao qua Wifi hoặc Wimax đã trở thành tiện ích quen thuộc đối với đa số giới trẻ tại các thành phố lớn. Các nhà cung cấp mạng điện thoại di động, điện thoại cố định cũng hăm hở vào cuộc bằng nhiều loại hình truy cập Internet xoay quanh chiếc điện thoại.

Dùng điện thoại, “gọi” net về

Đầu tháng 10-2006, nhà cung cấp mạng di động S-Fone (095) ra mắt một loạt dịch vụ giá trị gia tăng lần đầu tiên có mặt tại VN trên nền công nghệ CDMA 2000 1x EV-DO như xem phim, truyền hình, nghe nhạc trực tiếp trên điện thoại di động và Mobile Internet. Mobile Internet là dịch vụ cung cấp tiện ích kết nối Internet cho máy tính và laptop thông qua điện thoại di động có hòa mạng S-Fone.

Tương tự như WiFi, Mobile Internet cho phép khách hàng truy cập mạng tại bất cứ đâu trong vùng phủ sóng của dịch vụ với tốc độ truy cập nhanh đến 2.17Mbps so với tốc độ của dịch vụ ADSL là 2.0Mbps. Các loại máy điện thoại di động do S-Fone cung cấp nếu có dây cáp tương thích và driver thích hợp đều có thể kết nối với máy tính và laptop để truy cập Internet.

Tiếp đó, Trung tâm viễn thông di động điện lực EVN Telecom (mạng di động 096) đưa vào sử dụng dịch vụ EV-DO cho máy điện thoại di động trên toàn quốc. Dịch vụ này cho phép khách hàng được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng, hỗ trợ download tốc độ cao, các thuê bao của EVN Telecom có thể truy cập Internet với tốc độ lên tới 2,457 Mbps (tương đương tốc độ truy cập Internet của dịch vụ ADSL). Bên cạnh đó, EVN Telecom cũng cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho điện thoại cố định không dây (E-Com) và kết nối Internet trực tiếp trên máy điện thoại hoặc thông qua máy tính cá nhân.

Tiếp tục cuộc đua, tháng 4-2007 S-Fone tiếp tục đưa tiện ích truy cập Internet cho điện thoại di động lên một cấp cao hơn là có thể truy cập Internet bất cứ nơi nào, miễn là ở đó có sóng điện thoại. Theo phương thức này, việc truy cập Internet được sử dụng cho các thiết bị như USB hoặc PCMCA nhỏ, gọn được cắm vào một máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn và kết nối Internet đạt tốc độ tối đa hơn 2,4Mbps, tương đương với đường truyền ADSL tại gia đình. Tất nhiên, khách hàng phải trả phí cho nhà cung cấp mạng.

“Dế” nào cũng lướt được net?

Câu trả lời là rất nhiều dòng điện thoại trên thị trường hiện nay đều có chức năng này, đó là các chức năng như kết nối Wifi hay chỉ đơn giản là truy cập được GPRS (dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp - General Packet Radio Service). Tất cả từ Motorola, Nokia, Samsung đến các dòng điện thoại của Thái Lan, Hong Kong... có tích hợp chức năng GPRS đều có thể lướt net. Khi cài đặt dịch vụ này, người dùng điện thoại sẽ truy cập được Internet nhưng tốc độ rất chậm (tốc độ đường truyền khoảng 56-150 Kbps), chỉ có thể dùng để kiểm tra mail.

Thông thường theo phương thức này, người dùng phải sử dụng một máy tính xách tay hoặc thiết bị khác như Palm, PDA, Pocket PC và một máy điện thoại di động có GPRS để truy cập Internet (web, wap) xem tin tức mọi lúc mọi nơi trong phạm vi phủ sóng GPRS của nhà cung cấp mạng. GPRS cho phép cung cấp dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS) và dịch vụ truyền ảnh động. Người dùng cũng sẽ phải trả một mức phí tùy theo dung lượng tải về cho nhà cung cấp mạng (Vinaphone, MobiFone, Viettel Mobile).

Trong khi các nhà cung cấp mạng hệ CDMA (S-Fone, EVN) đang đưa tiện ích truy cập Internet ngày càng gần hơn với khách hàng đối với nhà cung cấp mạng GSM tại VN hiện nay, Internet chỉ được hiểu theo... GPRS. Một yêu cầu khác cho dịch vụ này là người dùng phải phụ thuộc vào vùng phủ sóng do nhà cung cấp mạng thực hiện, vùng phủ sóng này được hiểu là vùng phủ sóng dịch vụ chứ không phải vùng phủ sóng điện thoại di động. Hiểu đơn giản là không phải chỗ nào có sóng điện thoại thì có thể sử dụng dịch vụ.

Nói gì thì nói, truy cập Internet qua điện thoại với tốc độ cao là một bước tiến mới về dịch vụ tại thị trường trong nước. Với những dịch vụ này, nhà cung cấp đã kéo gần hơn việc sử dụng hết công suất của một chiếc máy điện thoại với những công năng trong đó khi bấy lâu nay người ta bỏ hàng triệu đồng để mua một chiếc điện thoại mà chỉ dùng để gọi, nhắn tin, nghe nhạc... Một khi đã truy cập Internet, những công việc cơ bản như đọc báo, kiểm tra, trả lời email sẽ không là vấn đề. Vấn đề lại nằm ở chi phí phải trả hiện nay khá cao, vì nếu tính ra đăng ký sử dụng truy cập Internet qua điện thoại cũng mất vài trăm ngàn đồng một tháng, ngang với dịch vụ Internet ADSL tại gia đình.

Theo Tuổi trẻ

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0