Thứ hai, 13/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/04/2007
CNTT-TT TP.HCM 2007: Hướng dịch vụ

Tạo nền phát triển dịch vụ
Năm 2006, về lĩnh vực viễn thông và Internet, thành phố đã có 6,6 triệu thuê bao điện thoại trên tổng số 6,2 triệu dân (có đăng ký hộ khẩu) – bao gồm 1,4 triệu thuê bao cố định (tăng 21,74% so với năm 2005) và 5,2 triệu thuê bao di động (tăng 85,7%); riêng ADSL đạt 231.000 thuê bao (tăng 171,68%).

Danh sách BCĐ chương trình
ứng dụng và phát triển CNTT TP.HCM


1. Ông Nguyễn Thành Tài, PCT thường trực UBND TP.HCM, trưởng BCĐ;
2. Ông Lê Mạnh Hà, GĐ sở BCVT, phó trưởng ban thường trực;
3. Ông Phan Minh Tân, GĐ sở Khoa Học Công Nghệ, phó trưởng ban;
4. Ông Trần Thế Ngọc, GĐ sở Tài Nguyên và Môi Trường;
5. Ông Lâm Nguyên Khôi, phó GĐ sở Kế Hoạch và Đầu Tư;
6. Bà Nguyễn Thị Thanh, phó GĐ sở Nội Vụ;
7. Ông Nguyễn Văn Hiệp, phó GĐ sở Xây Dựng;
8. Bà Ngô Kim Liên, phó GĐ sở Tài Chính;
9. Ông Nguyễn Việt Sơn, phó GĐ sở Giao Thông – Công Chính;
10. Ông Huỳnh Khánh Hiệp, phó chánh VP HĐND và UBND TP.HCM;
11. Ông Tôn Quang Trí, phó GĐ sở Công Nghiệp.

Về CNTT, TP.HCM hiện có 5.600 DN trong nước (tăng 25%) và 106 DN nước ngoài (tăng 18%), với tổng số vốn đăng ký kinh doanh lần lượt đạt 14.800 tỷ đồng và 1.082 tỷ USD. Doanh số của thị trường sản phẩm CNTT trong năm 2006 đạt khoảng 113 triệu USD ở nhóm phần mềm/dịch vụ và 488 triệu USD ở nhóm phần cứng.

Về điện tử, có 378 DN trong nước mới đăng ký hoạt động, số DN nước ngoài hiện đang hoạt động trong lĩnh vực này là 125 (tăng 5%) với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 1 tỷ USD.

Ở lĩnh vực trò chơi trực tuyến, TP.HCM hiện có 6 DN cung cấp 13 trò chơi, trong đó 8 trò chơi đã có phép hoạt động (theo thông tư 60) và 5 trò chơi đã đủ điều kiện nhưng chưa có phép.

Năm 2007, TP.HCM phấn đấu tăng doanh thu từ nhóm thị trường phần cứng lên 60% (khoảng 782 triệu USD) và 25% ở phần mềm/dịch vụ. Về phía cơ quan quản lý, sở BCVT cho biết năm nay, sở sẽ đẩy mạnh công tác quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông về dịch vụ, giá cước, chất lượng, hệ thống cáp ngầm...
Tại buổi họp mặt, sở BCVT TP.HCM đã chính thức khai trương hệ thống một cửa điện tử phục vụ cải cách hành chính http://motcua.ict-hcm.gov.vn, cổng giao dịch thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp www.hcmcportal.com.vn và mạng diện rộng MetroNet phục vụ chính phủ điện tử.

Riêng với cổng điện tử một cửa http://motcua.ict-hcm.gov.vn, sau hơn 1 năm chuẩn bị, hiện 15 quận huyện (gồm các quận: 1, 2, 5, 9, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Chánh, Bình Tân, Cần Giờ, Nhà Bè), trung tâm Thông Tin Tài Nguyên Môi Trường và sở BCVT đã tích hợp dữ liệu vào hệ thống. Hệ thống có 3 chức năng: tra cứu tình trạng hồ sơ đối với người dân, dịch vụ công trực tuyến, và báo cáo tổng hợp cho lãnh đạo. Qua trang web, người dân có thể tra cứu hồ sơ về đăng ký kinh doanh, tình hình cấp giấy chứng nhận nhà, đất ở sau khi nộp hồ sơ tại các đơn vị đã tích hợp vào hệ thống. Ngoài việc tra cứu thông tin 24/24 qua web, cổng “một cửa” còn có hệ thống trả lời tự động 1900545555 qua điện thoại hoặc tin nhắn.

Từ việc thiết lập cổng thông tin “một cửa” đến cổng thương mại điện tử, sở BCVT đang mong muốn tạo nền cho các dịch vụ tại TP.HCM phát triển, từ doanh nghiệp đến hành chính. Vấn đề hiện nay là làm sao thu hút đông đảo các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ trên nền này, cũng như thu hút người dân sử dụng dịch vụ.

Ban chỉ đạo CNTT đa ngành
UBND TP.HCM đã thành lập ban chỉ đạo “Chương trình ứng dụng và phát triển CNTT TP.HCM” (gọi tắt là Ban Chỉ Đạo - BCĐ), gồm 11 thành viên theo QĐ 352/QĐ-UBND ngày 25/1/2007. Thông tin này cũng đã được công bố chính thức tại buổi họp mặt.

19 đơn vị nhận bằng khen của UBND TP.HCM về đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành CNTT, điện tử, viễn thông thành phố là: HPT; CMS; Mekong Xanh; Robo; TMA; Khai Trí; Long Vũ; FCG Việt Nam; GHB Far East; Tin Học Anh Quân; CMC; AZ Solutions; Misa; Kim Tự Tháp; Điện Tử Hòa Bình; Điện Tử Tiến Đạt; GOL; Aptech Việt Nam; AsiaSoft.

Xung quanh việc thành lập BCĐ, giới CNTT-TT TP.HCM khá “thắc mắc” bởi thành phần BCĐ ngoài sở BCVT không có các chuyên gia “quen mặt” trong ngành. Về vấn đề này, phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài, trưởng BCĐ cho biết: “TP.HCM muốn phát triển CNTT cần huy động chất xám của nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác trong việc phản biện các dự án, quyết sách về CNTT. BCĐ do đó đã được hình thành với các thành viên ở các ngành khác nhau”.
 
Trao đổi thêm với tạp chí TGVT - PCW VN sê-ri B, ông Lê Mạnh Hà, giám đốc (GĐ) sở BCVT nói: “CNTT tại TP.HCM cần sự phối hợp nhiều ngành. Việc ứng dụng sẽ rất khó nếu chỉ có một mình sở BCVT đứng ra triển khai. Phải làm sao để các ngành chủ động đưa CNTT vào ứng dụng chứ không phải là bị áp vào. Với cương vị thường trực BCĐ, sở BCVT sẽ sớm hình thành cơ chế hoạt động của BCĐ trong thời gian tới”.

Đánh giá về BCĐ, các ý kiến hiện nay đều khá thận trọng. Nguyên ủy viên thường trực BCĐ đầu tiên của TP.HCM (1995-2000) và nguyên là chánh văn phòng BCĐ Quốc Gia về CNTT, ông Nguyễn Trọng cho biết cảm nghĩ: “BCĐ mạnh đòi hỏi trí tuệ cao, kinh nghiệm dày dặn. Nhìn chung, BCĐ mới được thành lập có thể chế hỗ trợ phối hợp hoạt động của các đối tượng khác nhau nhưng có liên quan đến phát triển CNTT TP.HCM. Cần phải chờ thời gian thì mới khẳng định được BCĐ mới có hiện thực được kỳ vọng mà TP.HCM đặt ra hay không”. Cũng như ông Nguyễn Trọng, giới CNTT-TT đang chờ đợi BCĐ thể hiện vai trò của mình, đặc biệt là trong việc đưa CNTT vào cải cách hành chính nhà nước, hướng tới chính phủ điện tử.
 

TP.HCM

Đổi mới công nghệ công nghiệp
Hội thảo “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố” đã diễn ra ngày 21/3/2007, do sở KHCN TP.HCM, tổng công ty Công Nghiệp Sài Gòn; viện Công Nghệ Công Nghiệp Hàn Quốc (KITECH) phối hợp tổ chức.

Theo ông Phan Minh Tân, giám đốc sở KHCN TP.HCM: “Hội thảo nhằm tập trung vào các giải pháp tổng thể và cụ thể hỗ trợ DN đổi mới công nghệ theo hướng hợp lý hoá sản xuất; giao lưu tìm hiểu cùng các DN đến từ Hàn Quốc; góp phần phát triển thị trường công nghệ TP.HCM trong bối cảnh WTO”. Trên 100 DN công nghiệp sản xuất thuộc các ngành cơ khí – chế tạo máy, cơ điện, đúc, hoá chất, điện tử trong nước đã tới dự hội thảo và buổi trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến cơ hội hợp tác kinh doanh và chuyển giao công nghệ giữa DN TP.HCM và Hàn Quốc. Theo đại diện công ty Nhựa Bình Minh, DN thường gặp khó khăn khi muốn đổi mới công nghệ là phải mò mẫm mới có thông tin; hoạt động tư vấn yếu và thiếu; nguồn cung ứng sản phẩm KHCN trong nước chưa có; hệ thống tiêu chuẩn đo lường sản phẩm chưa hoàn thiện, hài hoà; liên kết ứng dụng – triển khai lỏng lẻo... Bài học rút ra là hoạch định đầu tư phải gắn với khả năng phát triển của thị trường và năng lực thực tế từng thời điểm của DN.

Việt Dũng

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0