Thứ sáu, 02/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 03/04/2007
Gian truân xóa bỏ độc quyền

Các doanh nghiệp trao đổi về Luật cạnh tranh - Ảnh: T.V.N.

“Mong mỏi xóa bỏ và tiêu diệt độc quyền là mục tiêu được đặt lên hàng đầu, nhưng giữa thực tế và việc thực thi Luật cạnh tranh luôn có khoảng cách” - bà Đinh Thị Mỹ Loan, cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại, đã nói như vậy tại hội thảo “Thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh ở VN” tổ chức sáng 2-4 tại TP.HCM.

Độc quyền nhờ… Nhà nước

Theo bà Loan, dù Luật cạnh tranh đã đi vào cuộc sống được hơn hai năm nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều bức xúc về việc hàng loạt doanh nghiệp (DN) lạm dụng vị trí thống lĩnh, hoặc vị trí độc quyền trong kinh doanh để thôn tính thị trường, gây tác hại hết sức nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh lẫn xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng.

Tiếc thay, do lực lượng nhân sự quá mỏng, đến nay Cục Quản lý cạnh tranh - cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh - vẫn chưa thể chủ động phát hiện nhiều sự vụ, “dù thực tế chúng tôi có nghe phong thanh DN này thế kia, DN kia thế nọ” - bà Loan thừa nhận.

Thực tế cũng cho thấy các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, hoặc ấn định giá bán tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng vẫn đang hiển hiện khắp nơi ở hầu hết lĩnh vực ngành hàng. “DN nào cũng muốn chiếm lĩnh vị trí độc quyền.

Nhưng nếu sự độc quyền do năng lực, nội lực của chính DN đó tạo nên thì không ai nói gì. Đằng này hầu hết sự độc quyền hiện nay, đặc biệt là các DN có qui mô lớn, có được vị trí độc quyền không từ quá trình cạnh tranh mà do sự ủng hộ của Nhà nước” - bà Nguyễn Hoàng Anh, DN kinh doanh lĩnh vực xây dựng tham gia hội thảo, bức xúc nói. Bà Lê Thị Bích Hòa, DN chuyên xuất nhập khẩu nông sản, cũng phàn nàn về việc DN của bà không được tiếp cận một số thị trường xuất khẩu gạo như Philippines, Iraq, Iran... và các thị trường đó được coi là độc quyền của một số DN nhà nước.

Một hội nghị rất quan trọng về cạnh tranh nhưng sự quan tâm của các DN đã không được nhiều như mong muốn của các nhà tổ chức. Cục Quản lý cạnh tranh gửi đi hơn 400 giấy mời nhưng chỉ có khoảng gần 50 đại diện các DN FDI đến dự hội thảo.

Người tiêu dùng ngại khiếu nại

Theo bà Loan, đến nay cục vẫn chưa thể chủ động phát hiện các trường hợp vi phạm cạnh tranh, hoặc cạnh tranh không lành mạnh một phần cũng do đặc tính của người tiêu dùng VN.

Đơn cử như vụ xăng pha acetone. Người tiêu dùng không ý thức được đầy đủ việc mình cần phải được bồi thường hoặc kiên quyết đòi được bồi thường, trong khi cơ quan chức năng muốn xử lý được vụ này, trước tiên phải có đơn khiếu nại của người tiêu dùng.

“Tiếc thay chúng tôi không nhận được bất kỳ  đơn khiếu nại nào. Vì phải tuân thủ theo luật, do vậy chí ít phải bắt đầu từ những lá đơn” - bà Loan nói. Tuy nhiên, bà Loan cũng cho biết hiện lực lượng nhân sự của cục đã tăng lên đáng kể nên cục đang đưa vào “tầm ngắm” điều tra một số DN ngành bia và taxi có những động thái lũng đoạn thị trường thông qua hình thức sáp nhập, mua bán DN nhằm tăng thị phần thống lĩnh.

Kinh nghiệm từ Mỹ

Theo tiến sĩ J. Elizabeth Callison, Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ, 2/3 mục tiêu quan trọng nhất của chính sách cạnh tranh Hoa Kỳ tập trung chính vào người tiêu dùng: thúc đẩy lợi ích của người tiêu dùng, thứ đến là bảo vệ cạnh tranh cho lợi ích của người tiêu dùng.

“Điều này chỉ làm tăng lợi ích của sự cạnh tranh. Người tiêu dùng sẽ được hưởng một chính sách giá thấp với lượng hàng hóa cung ứng nhiều hơn, chất lượng - dịch vụ chắc chắn sẽ hiệu quả và tốt hơn rất nhiều” - bà Callison nhấn mạnh.

Theo bà Callison, mọi DN đều có xu hướng độc quyền, thể hiện khả năng điều khiển thị trường qua giá cả, cung cầu... Ở Mỹ, một số trường hợp sẽ bị đưa ra xét xử tại tòa hình sự chứ không chỉ còn đơn thuần là xử phạt hành chính. Bà cũng trình bày một số mô hình thỏa thuận giữa các DN có thể ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng như thỏa thuận ngang giữa các DN đối thủ, thỏa thuận dọc giữa các DN thuộc các cấp độ sản xuất khác nhau.

Còn bà Stephanie Yon - chuyên gia pháp lý văn phòng chủ tịch Hội đồng cạnh tranh Pháp - cảnh báo về những mô hình độc quyền cartel (của các tập đoàn lớn) không chỉ xuất hiện ở các ngành cơ bản như điện, viễn thông... mà còn cả những ngành như thực phẩm bổ trợ, bia, dịch vụ tài chính, vận chuyển hàng không hay công nghệ cao. Theo bà, những mô hình liên kết cartel chính là “khối u của nền kinh tế thị trường, gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế và người tiêu dùng”.

Theo Tuổi trẻ

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0