Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/03/2007
Trung Quốc: Cai nghiện internet cho giới trẻ

Một thanh niên đang được điều trị tại bệnh viện Đại Hưng.

Bệnh viện Đại Hưng ở phía nam thủ đô Bắc Kinh đang điều trị cho khoảng 20 thanh niên nghiện internet.

 

Trần Thành đã không ăn không ngủ trong 3 ngày, cậu mê mệt trong các trò chơi trực tuyến và trong thế giới ảo đó, Thành là  một siêu nhân. Cặp kính trễ xuống mệt mỏi, cậu cho biết: "Tôi không thể hài lòng về những gì mình đang làm ở thực tại".

 

Mở cửa đón bệnh nhân từ cuối năm 2004, Đại Hưng là bệnh viện cai nghiện internet đầu tiên ở Trung Quốc, do quân đội quản lý. Mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.500 bệnh nhân, tuổi từ 14-36, với tỷ lệ cai nghiện thành công là 70%. Với chi phí điều trị là 10.000 nhân dân tệ/tháng (1.300 USD), tương đương 10 tháng lương của đa số người dân Trung Quốc, phần lớn các bệnh nhân đến đây đều xuất thân từ những gia đình khá giả.

 

Ông Vương Đào Nhiên, người sáng lập kiêm Giám đốc bệnh viện cho biết những thanh niên được đưa vào đây luôn sống trong một thế giới ảo, hay nói cách khác là tâm hồn của họ đã lạc sang thế giới khác. Hiện nay bệnh viện có tất cả 16 y bác sĩ với chuyên môn giỏi. Người ta có thể dễ dàng nhận ra bệnh viện nhờ cánh cổng chính bằng tấm kim loại và các cửa sổ phòng được khóa chặt. Để cai nghiện, các bác sĩ áp dụng các phương pháp như trò chuyện, tư vấn, thiết quân luật, thôi miên và châm cứu. Bác sĩ luôn khuyến khích người nghiện đối mặt với thế giới thực tại. Tất cả bệnh nhân phải tự giặt quần áo, chơi với đồ chơi thật và vẽ tranh bằng bút vẽ thông thường, dậy từ 6h30 sáng, tập thể dục và trị liệu. Trong 10 ngày đầu, họ phải tuân thủ một kỷ luật chặt chẽ và không được phép ra ngoài.

 

Quán Bội Hồng, 17 tuổi, là học sinh trung học đến từ vùng Hắc Long Giang, đông nam Trung Quốc, kể: "Một số bệnh nhân trở nên điên loạn khi biết rằng không thể ra ngoài. Họ hò hét, kêu gào đòi ra". Sau 10 ngày, kỷ luật được nới lỏng đôi chút. Một số bệnh nhận lợi dụng cơ hội bỏ trốn, nhưng khi bị bắt trở lại, họ sẽ được chuyển đến sống trong căn phòng chỉ có giường và chiếc tủ nhỏ.

 

Giám đốc bệnh viện khẳng định: "Họ chỉ bị cách li trong 2-3 ngày chứ chúng tôi giam cầm họ". Những người nghiện nặng sẽ được điều trị bằng phương pháp châm cứu cổ truyền của Trung Quốc tại phòng đặc biệt. Một bác sĩ châm cứu cho biết không phải tất cả bệnh nhân đều phải điều trị bằng châm cứu mà chỉ những người gặp vấn đề về giấc ngủ.

 

Ông Vương Đào Nhiên cho biết hiện Trung Quốc có 2,5 triệu người nghiện internet, chủ yếu là nam thanh niên. Họ bị cuốn vào các trò chơi trực tuyến. Bạo lực và tình dục trong các trò chơi ảnh hưởng sâu sắc lên thế hệ trẻ và nguy hiểm hơn khi nó diễn ra trong giai đoạn hình thành nhân cách.

 

Trung Quốc đã cho xây dựng khoảng 30 bệnh viện để điều trị các vấn đề liên quan đến nghiện internet. Tháng 1/2007, chính phủ nước này ra lệnh cấm mở thêm các quán cà phê internet trong năm 2007 để ngăn con số 14% giới trẻ nước này nghiện internet không tiếp tục tăng, gây ra một vấn đề xã hội nghiêm trọng.

 

Theo nghiên cứu mới của ChinaNews, 33,5% trẻ vị thành niên phạm tội ở Bắc Kinh là do nghiện chơi các trò chơi trực tuyến.

Theo Dân trí

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0